Kinh phương trong ứng dụng thực tế, là linh hoạt ứng dụng Kinh phương trong lâm sàng quá khứ và hiện đại. Trong vận dụng thực tế, khi khám bệnh hãy sử dụng Tứ chẩn sau đó biện chứng để xác định điều trị. Việt tiến hành điều trị ắt phải dựa trên các kinh điển như Thương hàn, Nội kinh,…không thể điều trị dựa trên cảm tính mà phải có cơ sở lý luận. Trung y đặc biệt là trong nội khoa việc dùng phương và dược không được phép rời xa thực thế điều trị lâm sàng. Trung y có lý luận làm cơ sở, trong khi điều trị nhất định phải căn cứ vào Trung y luận trị, không được dựa vào phương (thiên phương, bí phương) để điều trị, mà phải dùng lý luận tiến hành biện chứng để điều trị. Dựa vào kinh nghiệm, có 1 số bệnh chưa từng được khám và điều trị, không biết nên vận dụng phương nào, khi này phải căn cứ dựa trên các tác phẩm kinh điển như Nội kinh, Thương hàn,v.v…Vì vậy chúng ta bắt buộc phải nắm bắt vững chắc Kinh phương, chẳng hạn như làm toán mà không nhớ công thức khi có kĩ năng cơ bản chúng ta vẫn có thể triển khai được. Điều trị bệnh nhân trên lâm sàng là công việc của Bác sĩ, do đó khi làm Bác sĩ, chúng ta phải nỗi lực nắm bắt kỹ năng cơ bản vững chắc, nâng cao trình độ thực hành lâm sàng. Trong khoảng thời gian này ở miền Bắc có thời tiết hanh khô, có nhiều người bị cổ họng khô rát, đau rát, khàn giọng. Dưới đây là 1 y án để các bạn cùng nghiên cứu.
Y án 1: nữ 38 tuổi, là giáo viên. Khám ngày 29/6/2008 vì giọng khàn không thể nói năng trôi chảy hơn 10 ngày. Tầm 1/6 bệnh nhân có ca hát nhiều, sau đó xuất hiện đau họng, dùng nhiều thuốc điều trị không hiệu quả. Sau đó khám Tây y được cho dùng thuốc chống viêm và thanh nhiệt giải độc, bệnh khi nhẹ khi nặng, đặc biệt tăng nặng sau khi nói nhiều. Bất lực, một giáo sư cho truyền kháng sinh, sau 1 tuần cơn đau họng hoàn toàn biến mất. Tuy nhiên gần 10 ngày nay xuất hiện khản giọng, tình trạng ngày một nặng hơn, hiện tại không thể nói thành tiếng, khó nuốt thức ăn, soi họng thấy niêm mạc hồng thũng, có nhiều ổ áp xe nhỏ. Được người quen giới thiệu nên đến khám. Do bệnh nhân không nói được nên toàn bộ triệu chứng trên chỉ có thể viết ra trên giấy, khuôn mặt bệnh nhân đau đớn, đầu lưỡi đỏ, rêu vàng mỏng, 2 mạch Huyền, hơi Sác.
Phương dùng: Bán hạ (rửa sạch, đập vỡ bằng hạt táo, 14 hạt), Kê tử (bỏ lòng vàng, hoà với dấm, cho vào trong vỏ trứng, 1 quả). Hai vị này, cho Bán hạ vào trong dấm quất đều, cho vào trong vỏ trứng, đặt trên lưỡi dao rồi hơ trên lửa, sôi 3 lần, bỏ bã, lấy phần nước ngậm nuốt ít một, không khỏi, lại làm tiếp như vậy thêm 3 lần.
Phân tích y án: điều 312 thương hàn nói: “thiếu âm bệnh, yết trung thương, sinh sang, bất năng ngữ ngon, thanh bất xuất giả, Khổ tửu thang chủ chi”. Nội kinh đã mô tả rất chi tiết bệnh và chứng trạng, theo như thiên Cân mạch trong Nội kinh thì chúng ta đều biết đường đi của Túc thiếu âm mạch…đi vào Thận, lên rót vào Can, cách mô, nhập vào trong Phế, tuần hành lên đến gốc lưỡi. Chủ thận thì xuất hiện miệng khát, họng khô, lưỡi khô, xung khí lên họng gây đau đớn. Bệnh nhân bắt đầu xuất hiện đau họng, sau khi dùng thuốc bệnh có giảm nhẹ, sau đó xuất hiện nói khàn, bệnh ngày càng tăng nặng. Trong họng bị thương, sinh mụn nhọt lở loét không thể nói được, đây là do Thiếu âm mạch nhập vào trong Phế, Phế bị hoả khí làm thương lại do làm việc quá sức (nói quá nhiều) mà thành yết hầu trở tắc, cho nên dùng Khổ tửu thang để tiến hành điều trị. Khổ tửu là dấm lâu năm, Kê tử là quả trứng gà bỏ lòng đỏ, thêm Khổ tửu và Bán hạ vào quấy đều, dùng giấy ăn bịt miệng trứng, đặt trên lưỡi dao rồi hơ trên lửa, khi nghe thấy tiếng sôi thì bỏ ra, sau đó bỏ bã, lấy phần nước ngậm trong miệng từ từ nuốt ít một. Bán hạ dùng trong Thương hàn là Sinh bán hạ hoang dã, củ lớn, có độc, vị cay, làm tê lưỡi, kích thích hầu họng đang không thể nói năng. Hiện tại trên hiệu thuốc đa phần là Thuỷ bán hạ, nó khác với Bán hạ hoang dã. Hồi còn học tiểu học, ở vùng đồi quê nhà tôi, có mấy đứa trẻ bạn tôi trông thấy cây này, khi rửa sạch trông giống như trái cây, nghĩ rằng nó rất ngon, nhưng khi ăn một chút thì biết nó có độc. Nó không có mùi, nhưng khi vừa bỏ vào miệng thì thấy cay tê tái, đặt biệt rát cổ họng, ngứa ngáy không nói được. Khi đó vội chạy đến một lão nông để xem chuyện gì xảy ra. Ông lão vội la lên “Làm sao mà căn Bán hạ được!” Khi đó tuy còn học tiểu học, cũng chưa biết gì về thuốc nhưng tôi đã cảm thấy được sức mạnh của Bán hạ, nó kích thích cổ hong rất mạnh, so với Thuỷ bán hạ bây giờ thì công hiệu hơn rất nhiều, cho nên phải dùng Dã Bán hạ, nhưng giá của nó cũng gấp mấy chục lần so với Thuỷ bán hạ. Vì thế khi sử dụng phương trong Thương hàn luận, hãy đảm bảo sử dụng những dược phẩm tốt. Nếu bạn tìm trên Internet sẽ thấy Dã bán hạ trông lớn như thế nào. Chúng ta hãy thử nghĩ xem, làm sao có thể cho 14 củ Bán hạ vào trong quả trứng được? Thực ra thì trong Thương hàn luận 1 củ Bán hạ được làm vỡ thành 8 miếng, còn tôi sử dụng thì 1 củ Bán hạ làm vỡ thành 14 miếng, chứ không phải là dùng 14 củ Bán hạ.
Đối với bệnh nhân trên, sau khi cô ấy dùng 3 tễ bệnh tình đã ổn định. Từ đó về sau bệnh nhân bị chứng Thiếu âm bệnh, giọng khàn họng đau không nói được, đều có thể cho dùng Khổ tửu thang. Những gì tôi nói trên đây chưa chắc đã đúng, nó chỉ mang tính tham khảo. Nếu 1 củ không đủ thì có thể cho dùng 2-3 củ, miễn là thấy phù hợp cái thì dừng, Bán hạ nhớ phải rửa thật sạch, vì là củ sống nên bạn có thể cắt nhỏ, nên thái mỏng.
Y án 2: một bệnh nhân là bác sĩ Tây y đến khám ngày 21/9 âm lịch vì họng khô rát đau đớn khó chịu, mất tiếng hơn 1 tuần nay. Bệnh nhân này đã đến Bắc Kinh du lịch và cảm thấy rất mệt mỏi, ăn uống kém. Khi trở lại với công việc, mỗi khi ăn cái gì đó cay thì tình trạng càng trở nên trầm trọng. Sau đó tự uống thuốc tiêu viêm, giải độc, tiêm penicilin, dùng với uống nhiều loại trà thảo mộc, cố làm ẩm cổ họng nhưng đều không hiệu quả. Sau 1 tuần giọng trở nên khản đặc và không thể nói được. Sau đó là đau họng, khi sờ vào cổ họng, tự cho là “ác giáp viêm” băn khoăn không biết có phải tổn thương ác tính hay không, anh ta nhờ một người bạn cùng viện kiểm tra nhưng không phải “ác giáp viêm”, niêm mạc họng không đỏ, thể hình bệnh nhân hơi béo, da bụng trắng vàng, cao 174cm, đại tiện thường khó đi, đại tiện dính trệ, cảm giác không khô sạch. Thói quen thích ăn đồ cay. Đợt đến Bắc Kinh du lịch thì xuất hiện mệt mỏi, miệng lưỡi mọc nhọt, thường có viêm loét khoang miệng, thường sử dụng có thuốc tính hàn lương. Khi tôi khám thấy toàn bộ lưỡi đều đỏ, rêu lưỡi có trắng có vàng, cũng không có tình trạng khô đặc biệt. Hai mạch Trầm Hoãn Sác. Ở bệnh nhân này chúng ta thường cho là do Thái âm bất khai, Dương minh bất giáng, lý do của Dương minh bất giáng cũng là do Thái âm bất khai, Do đó phép trị là Khai thái âm giáng dương minh. Tại sao Thái âm lại không khai mở? Là do hàn khí quá nặng, nên không thể khai mở. Đặc biệt là khi mắc bệnh vào mùa hè mà dùng các loại thuốc hàn lương tiêu viêm thời gian dài thì không thể khai mở được. Vì vậy tôi cho dùng Đẳng sâm, Can khương, Phụ tử, Tế tân, Cam thảo, Đại hoàng, Phan tả diệp rồi cho bệnh nhân ra hiệu thuốc ngoài mua. Có cho rằng đây là chứng thượng hoả, tại sao lại dùng Đẳng sâm, Can khương, Phụ tử, Tế tân, không sợ sẽ chết sao? Dùng Cam thảo đến 30g, bộ muốn phù thũng ư. Dùng Cam thảo nhiều liệu có dẫn đến thuỷ thũng? Tại không không dùng các vị khác như Kim ngân hoa, Liên kiều, Ngưu bàng tử, Bàng đại hải, Bản lam căn,…để điều trị viêm họng? Ngay sau khi bệnh nhân này nghe thấy vậy, liều quay lại hỏi tôi: tại sao lại đưa cho anh ta đơn thuốc như vậy? Tôi thông qua một ẩn dụ để giải thích: “tại sao hoả không thể giáng xuống, là do bên dưới có hàn, hàn ở dưới ngăn cản hoả giáng xuống, đó chính là cái gọi là Thái âm bất khai Dương minh bất giáng”. Tôi nói tiếp nếu anh dùng đơn này sau 1-2 tễ mà không có hiệu quả, tôi sẽ tự bôi đen mặt mà đi xuống phố. Nói như vậy là để nói Trung y có sự khó khăn như thế nào, khi tôi nói ra điều này, bệnh nhân lắng lại, sau đó tôi chỉ anh ta cách sắc, cho thuốc vào nồi đun 30 phút, sau khi sôi thì chắt ra chia làm 2 lần, uống nguội, mỗi lần cách nhau 4 tiếng. Sau 2 tiếng uống thuốc bệnh nhân bị đau bụng, đi ngoài ra nhiều phân có mùi hôi, khạc nhiều đờm đặc, sau khi ngủ dậy thì có thể nói thành tiếng. Bệnh nhân vội gọi điện cho tôi nói rằng cảm thấy tốt hơn rất nhiều, tôi cũng có thể nghe khá rõ tiếng của anh ta trên điện thoại. Sau đó uống thêm 2 liều, tình trạng đại tiện vẫn nhiều, đau họng lại đỡ hơn trước.
Phương Khổ tửu thang tôi đề cập ở trên là phương pháp thường dùng trong Thương hàn luận, là phương pháp khai Thái âm giáng Dương minh. Kì thực Kinh phương là những phương thuốc Kinh nghiệm được ứng dụng linh hoạt. Bạn cần phải biết cách sử dụng chúng chứ không phải là sao chép chúng.
Đối với Kinh phương có tổng cộng hơn 100 phương, còn rất nhiều phương có thể phát triển, chúng ta không dùng phương thuốc để chữa bệnh mà là dùng tinh hoa của Trung y và lý luận của Trung y để chữa bệnh. Như trường hợp này, phương Khổ tửu thang là phương có thể khai Thái âm giáng Dương minh. Đây là ứng dụng lâm sàng của Kinh phương, tại sao hiện nay nhiều người không sử dụng Kinh phương là vì họ học chưa đủ, có nghĩa các phương trong Kinh phương không được lưu trữ trong tâm trí họ.
Hiện nay có nhiều bệnh nhân bị viêm họng, nhiều bạn trên lớp gặp rắc rối với vấn đề này, nên tôi sẽ dùng thời gian này để nói về viêm họng hạt. Yết hầu đông thống là tình trạng đau ở vùng hầu họng, xem trong Thương hàn luận có thể thấy có “yết lạn-loét cổ họng”, có “yết sinh đàm”, có “lão ái sinh đàm”, có “yết hầu tý”, có “yết sinh sang”,v.v…Tất cả đều có cảm giác đau, khó chịu, sau khi nghiên cứu các điều văn cẩn thận, thì chứng này có thể là chủ chứng của Thương hàn? Bạn phải nắm vững những điều sau, như trong điều văn phát nhiệt đau họng, đề cập không ít đến tình trạng ố hàn, không ít tình trạng miệng khát, đại tiện khó, đều có thể tổng hợp lại có thể thấy chứng đau họng này nằm ở Thái dương, Dương minh, Thiếu dương, Thiếu âm, Quyết âm, vấn đề là ở đâu biểu hiện nhiều nhất? Đa phần gặp ở Thiếu âm thiên, tại sao lại vậy? Như tôi đã nói ở trên, trong Nội kinh có mô tả đường đi của kinh mạch, do kinh mạch của Túc thiếu âm thận tuần hành lên đến gốc lưỡi, Thủ thiếu âm tâm nhập vào yết hầu.
Chứng đau họng của Thiếu âm đa phần trên lâm sàng chúng ta gặp có biểu hiện của thực nhiệt, bệnh cơ là do nhiệt thiêu đốt, do tà nhiệt làm khách ở Thiếu âm, như điều 311 nói “thiếu âm nhị tam nhật, yết thống giả, khả dữ Cam thảo thang, bất sái, dữ Cát cánh thang. Điều 140 nói “thái dương bệnh, hạ cho, kì mạch xúc bất kết hung giả, thử vi dục giải dã, mạch Phù giả tất Kết hung, mạch Khẩn giả tất yết thống”, điều này đề cập đến yết thống, tức là Thái dương bệnh sau khi dùng nhầm phép hạ mà thành yết thống, tức là tà đã truyền vào Thiếu âm, do đó mà họng đau.
Sở dĩ có “thượng chước yết hầu-thiêu đốt ở trên họng” là tình trạng đau no hoả thiêu đốt, dương minh trúng phong, phong nhiệt phạm phế đều có thể dẫn đến yết hầu đông thống. Điều 111 nói “khẩu can yết lạn” chúng ta đề cập đến “yết lạn”, “yết sinh sang”, “yết hầu tý”, “hầu sinh đàm”. Sau khi Thái dương bệnh tà nhiệt nội truyền Dương minh, có thể biểu hiện phát nhiệt miệng can, phúc mãn vi suyễn, không đại tiện, do hoả nhiệt thịnh ở trên mà dẫn đến họng lở loét, do đó chúng ta cần nắm bắt điều văn này, để làm căn cứ điều trị trên lâm sàng.
Lại còn các điều 198, 310, 312, 144, 283, 317, 357 mọi người hãy cùng xem tóm tắt, dưới đây tôi chỉ đưa ra ý kiến cá nhân, là một loại phương pháp. Người học tập, nghiên cứu nhất định phải chú tâm, không quy nạp, tổng kết thì không thể có căn cứ để điều trị bệnh. Từ nhiều phương diện khác nhau, từ xưa kể lại, người ta thường coi tiểu bệnh là tạp bệnh, đại bệnh là thương hàn. Vì Thương hàn luận thường dùng điều trị đại bệnh, vậy đại bệnh là gì? Không có quá nhiều nguyên nhât phát ra, đều là do ngộ trị, loạn trị, thất trị, mà dẫn đến hoại chứng, dùng phương pháp điều trị của Thương hàn luận có thể khởi tử hồi sinh. Do đó mọi người cần chú ý.
Còn có khái niệm về “疼痛-đông thống” trong Thương hàn luận, chữ “疼-đông” là chữ Hán, chỉ trong đó có chữ “冬-đông” nghĩa là hán, chữ “痛-thống” là tắc trở, tức là “疼痛-đông thống” là không thông, do thương hàn mà không thông, thương tôn dẫn đến trở tắc không thông của cơ thể là thương hàn. Do đó khi điều trị thương hàn chúng ta nhất định phải dùng phương pháp trọng yếu là thông kinh mạch, dược vật nào có tác dụng thông kinh mạch tốt nhất? Mọi người đều có thể trả lời đó là Phụ tử. Đúng vậy, Phụ tử có thể thông 12 kinh mạch, do đó nó có mặt trong tứ đại dược cứu mệnh (Nhân sâm, Phụ tử, Thạch cao, Đại hoàng).
Kinh phương và lâm sàng hiện đại
Dưới đây tôi xin được kể lạ trường hợp y án chưa thành thực trên lâm sàng của tôi. Ngày 10/7/2000, bệnh nhân đến khám 27 tuổi, đang là mùa hè, do uống bia lạnh mà có biểu hiện ố hàn, sôi bụng ỉa chảy, đại tiện ngày hơn chục lần, phân lỏng nát, trong đó có cả những thức ăn không được tiêu hoá, cảm giác người nặng nề, đau nhức, mạch Phù, nhưng trung án thì 2 mạch quan Đới Hoạt, lưỡi nhợt, rêu trắng nhuận, điều trị cho dùng Quế chi thang gia Hoắc hương và Sơn Khúc, liều lượng khá nhỏ: Quế chi 10, Bạch thược 10, Sinh khương 3 phiến, Đại táo 4 quả, Hoắc hương Sơn tra Thần khúc đều 9, bệnh nhân sau khi dùng thuốc, hết 1 thang thì hết ỉa chảy, sau khi dùng Quế chi thang có ăn 1 bát cháo nóng, nhiều thầy thuốc khi giảng về Thương hàn luận cho rằng ăn cháo nóng để trợ lực phát hãn, khôi phục khí của Vị trường, đây là vấn đề chưa được bàn luận hoàn chỉnh, trên lâm sàng có nhiều thứ còn an toàn và đáng tin hơn thuốc, đó cũng chính là vấn đề của cháo nóng, ăn một bát cháo nóng khiến bệnh biến mất, bệnh biến mất là bệnh đã khỏi.
Tại sao Quế chi thang lại gia thêm một số vị thuốc khác ? Như trường hợp này tôi hay gia thêm Tô diệp, Hoắc hương, Sơn tra, Thần khúc, còn nếu nôn tôi gia thường gia thêm Trần bì, Bán hạ. Quế chi thang là phương thuốc phổ biến của mọi người ứng dụng vào điều trị trúng phong, điều hoà vinh vệ. Tuy nhiên ở khía cạnh dùng Quế chi thang để kiện vận Tỳ Vị thì tôi chỉ thấy có một số y gia có kinh nghiệm trên lâm sàng, như trong cuốn <Viên vận động đích cổ trung y học> được truyền bá mạnh mẽ trong giới Trung y, có nói về công dụng này của Quế chi thang, còn trong <Y pháp viên thông> cũng có bàn luận về linh hoạt vận dụng của Kinh phương. Xét về tổ hợp của phương, Quế chi phối với Sinh khương có thể ôn dưỡng phần dương khí của Tỳ Vị, đương nhiên cũng có thể thông dương của tâm phế, Thược dược phối với Cam thảo điều hoà quyết âm, mà lại có thể hoãn cấp chỉ thống. Xét từ góc độ âm dương phối hợp, kì thực là con đường vận chuyển của trung tiêu, bao gồm cả Thái âm và Quyết âm, do đó vận dụng lâm sàng của Quế chi thang để kiện vận Tỳ Vị cũng có hiệu quả tốt.
Trong điều trị một số bệnh nhân có Tỳ Vị bệnh lại có kết hợp với biểu tà, vận dụng Quế chi thang có tác dụng ôn mà không táo, lại có tác dụng tuyên dật thông dương đường tiêu hoá, đối với việc sử dụng Can khương và Phụ tử thì nó có tác dụng an toàn hơn mà vẫn mang lại hiệu quả. Có rất nhiều cách biến phương do tuỳ thuộc vào sự biến hoá của bệnh tật, chẳng hạn như gia Bạch linh lại có thể biến thành Ngũ linh tán, đó là biện phương phi thường, điểm đáng nói ở đây là tìm hiểu sâu được về nơi nó xuất phát. Cá nhân tôi không đồng ý với nhận định Kinh phương gia giảm không có giá trị nhất định trong vận dụng lâm sàng, có rất nhiều bệnh chúng ta có thể vận dụng Kinh phương, mặc dù không hiện toàn bộ chứng phù hợp với chứng trong điều văn, nhưng dựa vào đó ta cũng đã có thể gia giảm, cũng như Trọng Cảnh rất linh hoạt sử dụng phương tễ trên lâm sàng. Có thể xác định được phạm vi ứng dụng dựa theo điều văn từ đó suy ra sự tinh tế trong phép gia giảm của Kinh phương. Có thể nói rằng hiệu quả điều trị của Kinh phương là không hề suy giảm.
Sau đây tôi sẽ nói về vấn đề của cháo nóng, đây là vấn đề đáng bàn, phương pháp chữa bệnh tốt nhất là chữa bằng các loại “tiểu độc”, đáng tin cậy và giảm tác dụng phụ. Như một số bệnh cảm mạo, tiêu chảy, cá nhân tôi rất khuyến kích tác dụng chữa bệnh của cháo nóng. Cách chữa này ai cũng có thể dùng và rất an toàn, hiệu quả không thua gì các loại tân dược đắt tiền hay một số phương thuốc lớn, đây là y án tôi muốn giới thiệu:
Bệnh nhân nhi ăn canh gà bỏ tủ lạnh không hâm nóng lại, sau đó sốt cao, thượng thổ hạ tả, sau 2 ngày điều trị ở bệnh viên, sốt hạ rồi lại tăng, bệnh tái đi tái lại, vẫn ỉa chảy, tổng kết lại thì có tình trạng lý cấp hậu trọng, người mẹ hỏi tôi giờ dùng thuốc gì, tôi nói chưa cần dùng thuốc gì cả, cho ăn bát cháo trắng, ăn nóng là bệnh cũng sẽ tự chuyển tốt. Trường hợp như thế này gặp rất nhiều ở bệnh nhi, tôi không dùng Quế chi thang hay Hoắc hương chính khí tán, mà phương pháp điều trị chung chỉ là cho ăn cháo nóng, hiệu quả điều trị thông thường sẽ thấy sau 2-3 ngày. Và đặc biệt nhất là nó không có tác dụng phụ sau khi bệnh nhân hồi phục, phương pháp này là phải ăn cháo nóng, không được để nguội, sau khi ăn nóng sẽ ra chút mồ hôi và cảm thấy thư thái. Đây cũng là ưu điểm của Trung y trên lâm sàng. Thực tế tôi đã thấy rất nhiều bậc cha mẹ khi con bị ốm, nhất là sốt hoặc có tiêu chảy thì hoảng sợ chạy chữa khắp nơi, theo như lời Tây y nói thì do đề kháng của đứa trẻ suy yếu, đặc biệt là trẻ dưới 6-7 tuổi, thật sai lầm khi nghĩ rằng nhưng “tiểu bệnh” như vậy phải dùng ngay thuốc điều trị, đương nhiên không phải là nói đại bệnh thì không dùng thuốc, vào thời Bắc Tống cũng như triều đại nhà Minh, nhà Thanh, một số người am hiểu sâu sắc nhi khoa thời bấy giờ đề xuất trẻ dưới 7 tuổi không cần uống thuốc khi mắc “tiểu bệnh”, sao lại vậy? Kì thực người xưa cho rằng việc dùng thuốc sẽ làm thương Vị khí, khiến bệnh càng thêm nặng. Những đứa trẻ này thường bị bệnh do yếu tố bên ngoài và ăn uống không cẩn thận, chúng hoàn toàn có thể tự khỏi thông qua điều chỉnh lại chế độ ăn và xoa bóp.
Đặc biệt là các bà mẹ, khi thấy con ốm liền bắt chúng uống đủ thứ thuốc, sau nhiều năm như vậy đứa trẻ trở nên ốm yếu, thể trạng không tốt là do chính khí hư. Điều này là vấn đề trong điều trị nhi khoa, đặc biệt là ở trẻ dưới 7 tuổi.
Tôi có một trường hợp cách đây khoảng 10 năm: lúc đó 1 bé hơn 4 tuổi đến khám vì bị tiêu chảy và nôn mửa, lúc đó cho dùng Hoắc hương chính khí tán gia Bán hạ 2-3g. Lúc này thầy tôi nói biện chứng như vậy với người lớn thì tốt, nhưng nếu là trẻ con thì sai lầm, thuốc sẽ làm tổn thương Vị khí, tuy bệnh được cải thiện trong thời gian ngắn nhưng về sau sẽ dẫn đến một loạt bệnh khác, trong điều trị nhi khoa, nhất là một số bệnh nhẹ, việc dùng thuốc là sai lầm, dùng thuốc quá nhanh có thể gây ra hậu quả không tốt. Vì thực tế trẻ con được chăm sóc rất kĩ, nhiều bệnh chúng không cần dùng thuốc mà sau đó còn trở nên khoẻ mạnh hơn cả dùng thuốc.
Một người bạn học y khoa hơn 2 năm cùng tôi kể về việc dùng Ma hoàng Phụ tử Tế tân cho con của anh ta sau khi mắc cảm mạo, sau đó tôi nói anh ta làm thế là sai rồi, tại sao ban đầu không cho cháu ăn cháo nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi rồi ngủ trước mà đã vội cho dùng thuốc? Điều trị bằng Trung y không phải chỉ để chữa bệnh hiện tại mà còn giúp bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhi khoẻ mạnh trong thời gian dài sau đó, nếu sau đó đứa trẻ thường xuyên tái diễn thì đó thực sự là điều trị sai lầm.
Ở Nhật Bản, họ đã tiến hành nghiên cứu Quế chi thang nguyên phương và sử dụng nó để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau như ma chẩn, kinh luyến, co giật, não thuỷ thũng,v.v…Trong ứng dụng của Kinh phương, chẳng hạn như Quế chi thang, Tiểu sài hồ thang, Ngũ linh tán,v.v…chúng ta cần phải nắm được sự khác biệt. Có một bộ phận các chứng trong các điều văn có phần tương tự nhau hoặc có sự khát biệt rất nhỏ, nhưng nhiều đại gia Kinh phương trong quá trình vận dụng trên lâm sàng, trong bệnh án của họ lại không xuất hiện các chứng của điều văn mà hiệu quả vẫn rất tốt!
Y án 2: nam 54 tuổi, bị bệnh phong thấp 14 năm, sau vài lần khám ở viện Tây y, chỉ thấy triệu chứng của bệnh thấp khớp, tốc độ máu lắng vẫn bình thường, tự kể hay giặp quần áo bằng nước lạnh quanh năm, có tình trạng “trừu súc thống-co rút, đau” ở tứ chi, 2 cổ tay hoạt động gấp duỗi bất lợi, “trừu súc thống” ở dưới khớp cổ tay (cẳng tay?) và bắp chân đột ngột, khi gặp ấm thì bệnh được hoãn giải, bệnh hơn 10 năm, tứ chi không có teo, không biến dạng, không sưng đỏ, mạch Phù mà Nhược, rêu lưỡi trắng. Từng dùng Ma Hạnh DĨ Cam thang, Quế chi Thược dược Tri mẫu thang, cùng các thuốc trấn can tức phong, dưỡng âm nhu cân, dưỡng huyết nhưng đều vô hiệu.
Phương dùng: Quế chi thang: Quế chi 12g, Thược dược 12g, Cam thảo 6g, Sinh khương 3 lát, Đại táo 3 quả.
Khám lần 2: tình trạng “trừu súc thống” giảm nhẹ, lại dùng tiếp nguyên phương trên 6 tễ, bệnh khỏi.
Phân tích: Mạch Phù mà Nhược, theo lục kinh biện chứng thuộc Thái dương bệnh, do bệnh nhân thường xuyên tiếp xúc nước lạnh nên là Thái dương trúng phong. Tứ chi không có teo, biến dang, sưng đỏ,v.v…nên biết bệnh chưa sâu, vẫn ở kinh lạc nhưng không thuộc loại của phong thấp hay Bạch hổ lịch tiết. Cho nên chỉ dùng Quế chi thang nguyên phương mà đạt hiệu quả tốt. Biện chứng là theo biểu hiện không giống với chứng trong điều văn, nhưng dựa theo mạch nên biết nguyên nhân gây bệnh và biểu hiện bệnh nằm ở Thái dương bệnh. Dùng Ma Hạnh Thạch Cam thang, Quế chi Thược dược Tri mẫu thang mà không có hiệu quả là vì Ma Hạnh Thạch Cam thang chủ có đàm thấp uất kết, Quế chi Thược dược Tri mẫu thang chủ yếu có bệnh chứng của uất nhiệt.
Đăng nhận xét