Nam 45 tuổi, thấy khó chịu vì có cảm giác khí thượng xung lên đầu 5 ngày nay. Bệnh phát vào lúc lập đông. Bệnh sử: 5 ngày trước không rõ nguyên nhân, cứ đến 4-5h chiều là xuất hiện khí thượng xung lên đầu não, sau khi phát tác 1-2giây thì chứng trạng này biến mất. Cứ như vậy mỗi ngày bệnh phát đi phát lại 7-8 lần. Khi bệnh phát thì cảm giác đầu óc trống rỗng, tương tự cảm giác say rượu. Dễ ra mồ hôi, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch Phù vô lực.
Quan sát kinh mạch: thủ túc tam âm tam dương đều không có biểu hiện bất thường. Kiểm tra cổ gáy thì không thấy cơ nhục co cứng.
Bệnh nhân này là một lập trình viên, đã đến viện khám nhưng không xác định được nguyên nhân. Nhưng cứ đến 4-5h chiều là xuất hiện chứng trạng, tình trạng này làm ảnh hưởng đến tư duy thiết kế của anh ấy, thậm chí không dám lái xe ra ngoài, rất ảnh hưởng đến công việc.
Y án này rất đặc thù, nói chung chứng trạng vùng đầu đa phần là “đầu thống, đầu vựng, huyễn vựng hoặc trướng muộn, trầm trọng”, lấy “khí thượng xung đầu” là chủ chứng khiến bệnh nhân đến khám, tác giả mới gặp lần đầu. Khám thì ngoài chứng trạng này không còn khó chịu gì khác. Biện chứng làm sao? Thật là khó. Đành phải tiến hành hỏi han bệnh nhân kĩ lưỡng
Chi tiết thứ 1: bệnh nhân có thói quan leo núi vào cuối tuần, thời gian leo núi gần nhất là trước khi phát bệnh 2 ngày, khi đó có tuyết rơi ở Bắc Kinh vào đầu mùa đông, bệnh nhân khi đó ra nhiều mồ hôi, nhưng kể cả khi lên đến đỉnh núi hay về nhà cũng không có triệu chứng của phong hàn. Chứng trạng cảm mạo phát sinh sau đó 3 ngày, bệnh nhân nhập viện điều trị nhưng chứng trạng không cải thiện.
Chi tiết thứ 2 là bệnh nhân cảm giác “khí thượng xung đầu” là từ sau lưng đi dọc lên theo gáy lên đầu, chỉ có cảm giác của khí, không thể phân biệt nó là hàn hay nhiệt.
Chi tiết thứ 3 là kèm theo chứng “khí thượng xung đầu” bệnh nhân cảm thấy khu vực 2 bên vai câu khẩn không thoải mái.
Chúng ta có thể tổng hợp lại thành như sau:
1/ Nguyên nhân gây bệnh: rõ ràng có tình trạng vùng cổ gáy bị hàn
2/ Bệnh chứng: khi bệnh phát thì khí đi từ sau lưng qua gáy lên đầu, cảm giác đầu óc trống rỗng; vùng vai lưng có cảm giác câu khẩu không thoải mái.
3/ Thời gian phát tác: giờ Thân hàng ngày, là lúc Thái dương Bàng quang kinh chủ khí.
4/ Chứng khác: dễ ra mồ hôi, mạch Phù vô lực.
Căn cứ vào đó có thể biện chứng này thuộc Thái dương bệnh.
Bệnh cơ: hàn khác thái dương, lưu ở kinh mạch, vệ dương bất túc
Nguyên tắc trị: bảo vệ Đốc mạch, hưng phấn dương khí của Thái dương
Phép trị: châm Đại chuỳ, Phong môn, cứu ngải vùng cổ gáy 20 phút.
Trong quá trình điều trị, phát hiện Đại chuỳ, Phế du, Phong môn và các du huyệt dùng vai lưng có cảm giác nhạy với nhiệt rất kém, dù mồi ngải chỉ cách da có 1 thốn mà không có cảm giác nóng. Điều này chứng tả hàn tà nằm sâu trong cơ tấu, ảnh hưởng đến khả năng cảm ứng nhiệt của cơ biểu.
Sau 3 ngày điều trị, bệnh nhân kể ngày thứ nhất không thấy bệnh phát, ngày thứ 2 có phát 2 lần giống như trước, ngày thứ 3 chưa thấy tái phát, vùng vai lưng hiện tại không có cảm giác câu khẩn khó chịu. Tiếp tục điều trị, dần dần độ cảm ứng nhiệt tăng lên, giờ phải hơ ngải cách da khoảng 1,5 thốn. Sau 2 đợt điều trị các chứng trạng đều khỏi.
Lấy chẩn trị của y án này làm ví dụ, chúng ta hãy dựa theo bệnh nhân, bệnh vị và đặc điểm phát bệnh làm phương diện để bàn về chứng trạng lâm sàng của Thái dương bệnh như là “hiện chứng thức cơ-dựa vào chứng biểu hiện mà biết cơ chế”. <Tố Vấn. Thiên nguyên kỷ đại luận> có nói: “Thái dương chi thượng, hàn khí chủ chi”, đặc điểm phát bệnh ở bệnh nhân này là khi đang vào đầu mùa đông, như vậy rõ ràng là có tìền sử “thụ hàn”, tức là Thái dương thụ tà khá nhiều.
Về bộ vị phát bệnh là từ sau lưng dọc theo cột sống lên đến trên đầu, trong não trống rỗng, vùng vai lưng câu khẩn không thoải mái, tuy quan sát kinh mạch không có phát hiện bất thường, nhưng bệnh chứng ở đàu, vai gáy, não đều là bệnh vị liên quan đến kinh Thái dương, mà “khí thượng xung đầu”, “trong đầu trống rỗng” là chủ chứng, cùng với Thái dương kinh khí nghịch loạn thì bệnh “xung đầu thống”, tuần hành theo kinh mạch mà “nhập vào trong não”.
Xét về thời gian phát bệnh, mỗi ngày vào giờ Thân là lúc kinh mạch Túc thái dương Bàng quang chủ khí, khi này kinh khí vận hành là vượng thịnh, do đó nếu có kinh khí nghịch loạn thì nó cũng nặng mà phát thành bệnh.
Căn cứ xác định là bệnh thuọc Thái dương thụ tà, dựa theo bệnh cơ là Thái dương biểu hư để tiến hành điều trị, kết quả đã chứng thực đường lối tư duy là đúng.
Điều đáng chú ý là bản bệnh là Thái dương thụ hàn, nhưng khi quan sát kinh mạch lại không phát hiện ra sự bất thường của Thái dương kinh? Bệnh chứng biểu hiện không có chứng của ngoại cảm phong hàn, mà sao lại có biểu hiện “dễ ra mồ hôi”?
Phân tích bệnh nhân sau khi leo núi, khí hư, ra nhiều mồ hôi, dương khí khi đó không đủ sức bảo vệ dưới tiết trời lạnh, mà thậm chí còn men theo kinh mạch thượng xung lên tận não, chứng thuộc Thái dương trúng phong biểu hư chứng. Công năng “ngự tà” của Thái dương kinh xuống thấp, khiến cho tà khí dễ dàng xâm nhập. Cho nên khi quan sát biểu hiện cũng với bệnh chứng có sự không phù hợp.
<Loại kinh> nói về kinh lạc rằng “phàm nhân chi sinh, bệnh chi thành, nhân chi sở dĩ trị, bệnh chi sở dĩ khởi, mạc bất do chi. Cố sơ học nhân tất thuỷ ư thử, công chi lương giả diệc chỉ ư thử nhi dĩ. Đệ thô công hốt chi, vị kỳ tầm thường dịch tri nhĩ; thượng công nạn chi, vị kỳ ứng biến vô cùng dã – Ý là: việc con người sống, bệnh hình thành, có người bị bệnh được chữa khỏi, có người vô bệnh lại phát bệnh, điều đó đều không thể tránh được. VÌ vậy những ai mới học thì đều phải bắt đầu từ điều đó, còn những ai đã giỏi thì có thể dừng lại???. Nếu làm sơ sài, bỏ qua thì gọi là bình thường và dễ hiểu, những người giỏi có bị nạn thì cũng có thể ứng biến vô cùng”
Hệ thống lý luạn của kinh lạc rất tinh thâm, quan trọng là chúng ta phải đào sâu suy nghĩ, tìm tòi trong thực tiễn không ngừng, thì mới có thể hiểu chính xác cơ chế bệnh sinh và vận dụng một cách linh hoạt.
Tác giả: Vương Hồng Dân
Đăng nhận xét