-->

Đặc điểm vận dụng dược vật thường dùng của Trọng Cảnh


+ Trọng Cảnh dùng phương không những dụng dược tinh giản mà còn phối ngũ chặt chẽ. Trong Cảnh thừa nhận Quế chi là ôn dược (Trọng Cảnh nói: “bệnh đàm ẩm giả, đáng dĩ ôn dược hoà chi”. Dùng Linh Quế Truật Cam thang điều trị đàm ẩm, có thể thấy Trọng Cảnh nhận định Quế chi là ôn dược), do đó chủ yếu là dùng vào hàn chứng chưa hoá nhiệt, mà không dùng với nhiệt chứng. Giả sử đã có hoá nhiệt mà phải dùng đến Quế chi thì đều phối ngũ với thuốc giải nhiệt, hoặc thuốc tả hoả, như Hoàng liên thang là 1 trường hợp. 

+ Trọng Cảnh điều trị “đầu thống phát nhiệt, hãn xuất ố phong” của Thái dương bệnh chủ yếu dùng Quế chi thang, Quế chi thang là dùng Quế chi và Thược dược là chủ dược. Quế chi, Thược dược chủ trị bệnh, tuy nhiên cũng có lúc ra mồ hôi rất ít, nhưng nói chung thì khá là dễ ra mồ hôi. Chính là do dễ ra mồ hôi, mà mạch cũng không khẩn trương, “cơ phu bất túc khởi-gần như kiểu cơ phu thưa rão”, do đó khi phát nhiệt cũng không quá cao. Do là Quế chi thang có Thược dược, là tễ thuốc giải cơ mà không phải là tễ phát hãn, có thể giải biểu mà lại có thể cố biểu, do đó thích hợp dùng với mạch Hoãn, ra mồ hôi của biểu hư chứng, mà không thích hợp dùng với mạch Khẩn, vô hãn, “nhiệt bất đắc việt-nhiệt không thoát được ra ngoài” của biểu thực chứng.

Do đó Trọng Cảnh nói: “Quế chi thang là thuốc giải cơ, niếu người đó mạch Phù Khẩn, phát nhiệt hãn bất xuất giẩ, bất khả dữ chi dã, thường tu thức thử, vật lệnh ngộ dã”. Cũng vì lẽ đó mà Vương Thúc Hoà nói:  “Quế chi hạ yết, dương thịnh tắc tử”. 

Giả sử chỉ dùng mỗi Quế chi mà không phối với Bạch thược, cũng có thể có tác dụng giải cơ. Nhưng chỉ có thể dùng với biểu chứng khá nhẹ: tuy nhiên có đặc điểm là sợ lạnh, nhưng mạch mỏng mà không khẩn trương, tuy không có rõ tình trạng ra mồ hôi, nhưng cơ phu không rõ biểu hiện rõ tình trạng khô ráo, phát ngứa, tuy có phát nhiệt nhưng chỉ là sốt nhẹ.

Loại biểu chứng này hoặc do đã trải qua phát hãn ra mồ hôi, nhưng mồ hôi ra không thấu triệt mà thành, hoặc là bệnh khi mắc rất nhẹ, nhưng trải qua thời gian dài không khỏi mà thành chứng hậu như vậy. 

Đối với loại chứng hậu này, không cần phải phối với Ma hoàng phát hãn, cũng không cần phải phối với Thược dược để hoà doanh, chỉ cần 1 vị Quế chi là đủ. Đây là ý nghĩ của Quế chi trong Ngũ linh tán và Quế chi Nhân sâm Lý trung thang có tác dụng giải biểu. 

+ Quế chi, Thược dược, Cam thảo cùng dùng, không những có thể điều hoà doanh vệ để giải cơ, mà đồng thời cũng có thể ôn thông kinh mạch mà chỉ thống.

+ Quế chi thang sở dĩ có thể hoà doanh vệ, cũng có thể trị “đầu thống” và “thân đông thống”, Quế chi gia Thược dược thang sở dĩ có thể trị “phúc mãn thời thống”, cũng là do tác dụng của các vị thuốc này. Lại trong Quế Linh hoàn, Đương Thược tán và Hoàng kỳ Quế chi Ngũ vật thang sở dĩ có tác dụng chỉ thống, vì cũng bao hàm đạo lý này. Nhưng “Vị khí nhược dễ động” thì nên giảm liều Thược dược (xem ở điều 280), “hung mãn” thì nên bỏ Thược dược (xem điều 21), tức là gần giống với ý “giảm Thược dược để tránh Trung hàn”.

Thược dược, Can khương cùng dùng, có thể trừ huyết tý, hoãn luyễn cấp, đối với “phúc luyến thống” và “thoái cước luyết thống” đặc biệt là có hiệu quả. Hàn thống cũng có thể gia Phụ tử hoặc Ngô thù, như Thược dược Cam thảo Phụ tử thang hoặc Đương quy Tứ nghịch gia Ngô thù Sinh khương thang. Nhiệt thống có thể gia Hoàng cầm, như Hoàng cầm thang. Hư thống có thể gia Giao di như Tiểu kiến trung thang. Thực thống có thể gia Đại hoàng, như Quế chi gia Đại hoàng thang. 

+ Trọng Cảnh thường dùng Quế chi, Cam thảo để bình xung khí, chế ước động quý. Nguyên nhân phát tác của xung khí và động quý đa phần là do phát hãn mà động đến kinh mạch, có thể nói là 1 loại bệnh do 2 loại biểu hiện. Do đó, có thể liên hệ với nhau mà khởi phát. Nhưng về “bình xung khí”, trong sách của Trọng Cảnh cũng đã nói rõ. Thương hàn điều 15 nói: “thái dương bệnh, hạ chi hậu, kì khí thượng xung giả, khả dữ Quế chi thang, phương dụng tiền phát. Nhược bất thượng xung giả, bất đắc dữ chi”. 

Cuối phương Phòng kỷ Hoàng kỳ thang trong <Kim quỹ> cũng nói: “khí thượng xung giả gia Quế chi 3 phần”. 

+ Lại còn Quế chi và Cam thảo khi dùng cùng, có thể trị động quý, Điều này được chứng minh rõ ràng trong phương của Trọng Cảnh. Xem chủ trị của Linh Quế Truật Cam thang có nói “tâm hạ nghịch mãn, khí thượng xung hung, khởi tắc đầu huyễn, mạch Trầm Khẩn, phát hãn tắc động quý, thân vi chấn chấn dao giả”, chủ trị của Linh Quế Cam Táo thang nói “phát hãn hậu, kì nhân tề hạ quý giả dục tác Bôn đồn”, chủ trị của Quế chi gia Quế nói: “khí tòng thiếu phúc thượng xung tâm giả”, chủ trị của Phục linh Cam thảo thang nói “quyết nhi tâm hạ quý” và chủ trị của Chích cam thảo thang nói “thương hàn mạch Kết Đại, tâm động quý”, đều không thiếu Quế chi và Cam thảo, liều lượng dùng cũng khá lớn, từ đó không khó để nhận ra sự phối hợp của 2 vị là chuyên dùng điều trị “động quý”. Có một số phương tễ như Quế Cam Long Mẫu thang, Quế chi khứ Thược dược gia Thục tất, Long cốt, Mẫu lệ cứu nghịch thang,v.v…mặc dù không được liệt kê các chứng xung nghịch động quý, nhưng chúng cũng có thể sử dụng để chống lại các triệu chứng này. 

+ Trọng Cảnh với các tễ lợi niệu cũng thường sử dụng đến Quế chi, như Linh Quế Truật Cam thang, Linh Quế Cam Táo thang, Ngũ linh tán,v.v…đểu sử dụng Quế chi. Về ý nghĩ việc sử dụng Quế chi, đương nhiên là để bình xung khí, chế động quý, nhưng còn có ý nghĩa khác là tăng cường tác dụng lợi niệu. Chúng tôi đã có nghiên cứu chứng minh tác dụng của Tứ linh không như của Ngũ linh, đó có thể là do Quế chi có lợi cho việc khí hoá của thuỷ dịch nên vậy. Trọng Cảnh dùng Quế chi (hoặc dùng Quế tâm cũng được) điều trị Bôn đồn, tuy nhiên sự thật về Bôn đồn vẫn chưa đươc hiểu rõ, những có thể xếp nó vào chứng hậu của 1 loại xung nghịch. 

+ Trọng Cảnh điều trị “thiếu âm bệnh yết trung thống”, dùng Bán hạ tán. Ý nghĩa của Quế chi trong Bán hạ tán là gì? Bản kinh nói Quế chi chủ “kết khí hầu tý”, Tố Vấn – Âm dương biệt luận nói: “nhất âm nhất dương kết vị chi hầu tý”, do đó việc Trọng Cảnh dùng Quế chi điều trị hầu tý cũng không khó lý giải.

+ Ma hoàng có tác dụng phát hãn định suyễn, phát tiết uất nhiệt. Giả sử lấy mục đích là phát hãn giải biểu, tà ắt nên phối hợp với Quế chi. Chính do việc sử dùng cùng Ma hoàng với Quế chi trong phương nên có tác dụng phát hãn trở nên đáng kể, do đó phải lựa chọn đối tượng phát hãn cho phù hợp. Bất luận là Ma hoàng hay Đại thanh long thang thì bệnh nhân ắt phải có chứng hậu như ố hàn phát nhiệt, đầu thống, thân thống, mạch Khẩn, vô hãn, đặc biệt phải lấy mạch Khẩn vô hãn là biểu hiện chủ yếu. 

+ Sở dĩ gọi là mạch Khẩn, là vì bất luận mạch Phù hay Trầm mà “mạch bác-mạch đập” phải khẩn trương mà có lực. Sở dĩ nói là vô hãn, là “cơ phu túc khởi-nôm na kiểu nổi da gà”, bề mặt da có cảm giác khô, mà không được nhuận ẩm.

Chính vì “vô hãn” mà nhiệt không được phát tiết, người đó ắt suyễn mà sốt cao. Chính do là “hàn bất đắc xuất”, người đó ắt có hiện tượng “thuỷ phân bão hoà-chưa hiểu chỗ này”. Giả sử nhiệt độ cơ thể không quá cao, hoặc có hiện tượng âm hư tân dịch ít, đều không thích hợp sử dụng Ma hoàng kết hợp với Quế chi trong cùng một phương. Tóm lại, Ma hoàng, QUế chi cùng dùng trong phương là dùng với thương hàn biểu thực chứng, tuyệt đối không được dùng với biểu hư chứng. 

+ Ma hoàng là thứ thuốc tân ôn phát biểu, chỉ nên dùng vào thương hàn mà không dùng cho ôn nhiệt bệnh, nhưng nếu như phối với thuốc thanh nhiệt, thì lại là chuyện khác. Giả sử mục đích là để định suyễn, có thể phối với Hạnh nhân. Chẳng hạn như Ma hoàng thang, Đại thanh long thang, Ma Hạnh Thạch Cam thang và Ma hoàng Liên kiều Xích tiểu đậu thang. Còn nếu mục đích là để giải biểu tiết nhiệt, thì nên phối với loại như Thạch cao, Liên kiều. Hai loại phối ngũ này có thể thấy trong Đại thanh long thang, Ma Hạnh Thạch cam thang, Văn cáp tán, Ma hoàng Liên kiều Xích tiểu đậu thang, Ma hoàng Thăng ma thang. Ma hoàng tuy có tác dụng phát hãn, giả sử chỉ sử dụng Ma hoàng mà không phối với Quế chi, thì tác dụng phát hãn lại không quá lớn, khi này việc chống chỉ định cũng trở nên thoải mái hơn, không chỉ giới hạn ở chứng mạch Khẩn vô hãn. 

+ Phương tễ phối hợp Ma hoàng với Thạch cao, có thể thích hợp ứng dụng với trường hợp bệnh không có mồ hôi, cũng có thích hợp dùng với trường hợp bệnh nhân sốt cao ra mồ hôi, hoặc ra mồ hôi mà sốt không hạ. Điển hình đã chứng minh như phương Ma Hạnh Thạch Cam thang và Việt tỳ thang đều có “hãn xuất nhi suyễn, vô đại nhiệt giả”. Sử dụng Ma hoàng với Thạch cao, khác với phối với Quế chi, đối với trường hợp vô hãn, mạch Khẩn mà “hình hàn thậm-biểu hiện của hàn tà nặng” thì lại không thích hợp để sử dụng. Sử dụng Ma hoàng với Quế chi, tuy tác dụng phát hãn lớn, nhưng phối với Thược dược thì tác dụng phát hãn cũng trở nên hạn chế, việc cấm kị so với phối với Thược dược cũng không chặt chẽ bằng. 

+ Ma hoàng dùng cùng Phụ tử là sử dụng cho trường hợp ố hàn phát nhiệt mà mạch Trầm. Do là ố hàn phát nhiệt là biểu chứng, nên cho ra ít mồ hôi, do đó quan trọng vẫn phải dùng đến Ma hoàng, nhưng do mạch Vi là dương khí bất túc, do đó gia thêm Phụ tử để phù dương. Ma hoàng Liên kiều XÍch tiểu đậu thang sử dụng Ma hoàng với 3 tác dụng: một là phát tiết uất nhiệt, hai là định suyễn, ba là lợi tiểu tiện.

+ Cát căn có thể giải được biểu nhiệt của Dương minh bệnh, lại có thể trị được “hạng bối cường”.

Y gia hậu thế nói Cát căn là thuốc dẫn vào Dương minh kinh, là khởi nguồn từ việc Trọng Cảnh dùng Cát căn thang điều trị Thái dương Dương minh hợp bệnh mà thành. Tẫn quản biệt lục nói về Cát căn “liệu thương hàn trúng phong đầu thống, giải cơ, phát biểu, hãn xuất”, nhưng sự thực thì Cát căn chỉ là thuốc giải nhiệt, tuy nhiên cũng có tác dụng phát hãn, nhưng năng lực rất hạn chế, nếu chỉ sử dụng đơn thuần ở Thái dương thương hàn chứng, thì không thể đạt được mục đích thấu đạt ra cơ biểu. Nó được kết hợp với “Thông-thông bạch?”, “Thị-đạm đậu thị?” hoặc “Ma-Ma hoàng”, “Quế-Quế chi”, đối với Thái dương bệnh mà có kiêm với miệng khô gáy cứng là để có tác dụng bổ trợ. Giả sử chỉ dùng mình nó để giải biểu thì thật khó để thực hiện.

+ Sài hồ đối với chứng “hung hiếp khổ mãn” có tác dụng “sơ lý-sơ thông bên trong”. Nếu “hung hiếp bĩ kiên”, thì càng nên phối với Thược, Cam thảo, Chỉ thực. Thiếu dương bệnh đa phần biểu hiện chứng “hung hiếp khổ mãn”, do đó điều trị Thiếu dương thường trọng yếu dùng đến Sài hồ. Sài hồ là thuốc giải nhiệt, cùng phối với Hoàng cầm, thích hợp sử dụng với chứng hậu hàn nhiệt vãng lai, miệng đắng, mạch Huyền Sác. Hoàng cầm, Hoàng liên đều là thuốc khổ hàn thanh nhiệt, nhưng cách sử dụng trong truyền thống của chúng tôi có phần khác biệt, đại khái điều trị kết nhiệt ở Phế và Đại trường đa phần dùng Hoàng cầm, để tả hoả uất ở Tâm và Tiểu trường đa phần sử dụng Hoàng liên, đay cũng là căn cứ vào phương pháp dụng dược của Trọng Cảnh mà thành.

+ Trọng Cảnh điều trị “tâm hạ bĩ, án chi nhu” là lấy Hoàng liên làm chủ, điều trị “trường trung nhiệt kết-nhiệt kết trong ruột” mà gây hạ lợi thì dùng Hoàng cầm làm chủ, giả sử Trường Vị đều có nhiệt kết, thì có thể dùng cả Hoàng cầm với Hoàng liên. Bệnh về Trường Vị thường xuất hiện chứng thượng nhiệt hạ hàn.

Thượng nhiệt thì trong ngực phiền mà muốn nôn, hạ hàn thì trong bụng đau mà hạ lợi, khi này nên sử dụng Hoàng liên cùng với Can khương. Về cách dùng phối hợp này có thể tham khảo ở phần chủ trị của Tả tâm thang, Can khương Cầm Liên Nhân sâm thang và Hoàng liên thang, nghiên cứu kĩ sẽ ra vấn đề.

Phúc thống hạ lợi có thể dùng Hoàng cầm thang, nhưng nếu mạch Trì tức là hàn hạ, khi này không thích hợp dùng, giả sử lại cùng xuất hiện chứng lưỡi đỏ, trong ngực phiền nhiệt, ẩu thổ, thì là chứng của thượng nhiệt hạ hàn. Khi này có thể sử dụng Hoàng liên với Can khương, nhưng không thích hợp sử dụng Hoàng cầm. Trong Thương Hàn luận có nói “mạch Trì vi hàn, lệnh dữ Hoàng cầm thang phục trừ kì nhiệt, phúc trung ứng lãnh”, là từ chỉ đạo này mà nói như trên.

Trọng Cảnh dùng Chi tử để tiết nhiệt trừ phiền, như trong Chỉ tử thị thang, Chi tử Can khương thang, Chi tử Hậu phác thang đều có chữ “tâm phiền” hoặc “phiền nhiệt”. Đậu thị có tác dụng hoà Vị giải độc, phối với Chi tử lai có tác dụng điều trị chứng hậu “hung trung phiền nhiệt, não nùng bất đắc miên”. Chi tử có tác dụng “trừ hoàng-trừ vàng da”, do đó Chi tử Bá bì thang và Nhân trần hao thang đều trọng yếu dùng đến Chi tử. Chi tử và Đậu thị cùng dùng, không phải là tễ gây nôn. Quan sát Chi tử Sinh khương Thị thang có tác dụng điều trị chứng “ẩu” là có thể biết điều đó. Nhưng Trọng Cảnh sử dụng các phương Chi tử, đa phần đều có 6 chữ “đắc thổ giả chỉ hậu phục-nếu nôn thì ngừng thuốc”, trên thực tế thì cũng có những trường hợp sau khi dùng Chi tử thị thang thì bị nôn, chính xác thì điều đó là sao? Đại khái chứng hậu thích hợp để dùng Chi tử thị thang là vốn có chứng tâm trung não nùng, nhộn nhạo buồn nôn, tức là dùng bất kì thứ thuốc gì cũng dễ nôn chứ không nhất định đó là Chi tử thị thang. Tâm trung phiền nhiệt não nùng là Vị nhiệt, việc nôn cũng là để tiết nhiệt, “kì chứng đáng dữ-gặp chứng này đáng là bệnh khỏi”. Có thể thấy ẩu thổ tuy không phải là kỳ vọng của Chi tử thị thang, nhưng ẩu thổ cũng có thể đạt đến mục đích điều trị, khi đó không nhất thiết phải uống tiếp thuốc.

+ Sinh Thạch cao, trong Biệt lục có nói “trừ tà khí đầu thống thân nhiệt, tâm tiêu đại nhiệt,…chỉ tiêu khát phiền nghịch”. 

Trọng Cảnh dùng Thạch cao điều trị không nằm ngoài Phế Vị đại nhiệt. Giả sử chỉ đơn thuần biểu hiện phiền nhiệt mà suyễn, là nhiệt ở Phế, Trọng Cảnh khi nay chỉ dùng Thạch cao điều trị mà không cần phối với Tri mẫu. Giả sử sốt cao ra mồ hôi, có phiền lại khát, biểu hiện của nhiệt ở Dương minh, Trọng Cảnh khi này sử dụng Tri mẫu hoặc Trúc diệp phối với Thạch cao điều trị. Liều lượng của Thạch cao khi Trọng Cảnh điều trị nói chung lớn bằng quả trứng gà, tức là bằng 2 ngón tay, chia là 3 lần uống, mỗi lần ước chừng khoảng 6-7 tiền. Nhưng Thạch cao không dễ “dung giải-hoà tan”, khi dùng phải cho nước nhiều, nếu không lượng hoà tan sẽ rất ít. Lại còn Thạch cao khi dùng để sắc nhất định phải là Sinh Thạch cao, còn Thục Thạch cao không nên dùng với đường uống, Trương Tích Thuần từng có luận văn chuyên về vấn đề này, được đăng ở <Trung trung tham tây lục>, có thể tham khảo ở đó.

+ Tri mẫu có thể thanh nhiệt trừ phiền, Đạm trúc diệp cũng vậy. Nhưng tính vị của Đạm trúc diệp thì có phần hoà hoãn hơn. Trúc diệp trong Trúc diệp Thạch cao thang so với Tri mẫu trong Bạch hổ thang thì có tác dụng tương tự nhau.

+ Đại hoàng không những có tác dụng tả hạ, mà còn có tác dụng tiết nhiệt giải độc, thích hợp dùng với chứng của lý thực hoặc lý nhiệt. Trong Đại hoàng Hoàng liên tả tâm thang tuy có Đại hoàng nhưng điều trị chỉ là lý nhiệt, chứ không nhất định là lý thực. Điều vị thừa khí thang cũng tương tự.

+ Mang tiêu nhuận táo nhuyễn kiên, thích hợp dùng với chứng hậu nội nhiệt táo kết, Đại hoàng dùng với Mang tiêu làm tăng cường tác dụng tả hạ.

+ Hậu phác có thể tiêu đàm hạ khí, táo thấp, chủ trị hung phúc trướng mãn, nhưng tính vị tân ôn mà khổ, giả sử người đó miệng khô lưỡi táo, lưỡi đỏ ít rêu, thì không nên sử dụng mình vị này. Phàm khi dùng Hậu phác, người đó ắt là “khí hữu dư” mà có chứng trướng mãn, rêu lưỡi ắt dầy dính mà nhuận ướt, chất lưỡi cũng không đỏ tươi, nếu không có các chứng trên thì khi dùng phải thận trọng. Giả sử không dùng không được thì nên phối với các vị thuốc thích hợp, như trong Đại thừa khí thang có Mang tiêu, Đại hoàng, trong Chi tử Hậu phác thang có Chi tử, thì khi này tác dụng phụ tử Hậu phác cũng được giảm bớt.

+ Chỉ thực có thể “cú sơ khí kết-sơ thông khí kết”, chủ trị hung hiếp bĩ kiên. Chỉ thực dùng cùng Hậu phác, có thể trị túc thực đình trệ, hung phúc bĩ mãn. Giả sử chỉ muốn sơ thông bĩ mãn ở ngực bụng mà không cần phải dùng đến tả hạ thì có thể dùng Chi tử phối với Chỉ thực, Hậu phác. Nếu muốn khu trừ túc thực đình trệ, thì phải nên phối với Đại hoàng. Sự khác biệt của Tiểu thừa khí thang với Chi tử Hậu phác thang chính là Tiểu thừa khí thang thì có tác dụng tả hạ mà Chi tử Hậu phác thang có tác dụng trừ phiền, sơ thông. Đại thừa khí thang là Mang tiêu, Đại hoàng và Chỉ thực, Hậu phác cùng dùng, so về tác dụng tả hạ thì đương nhiên mạnh hơn Tiểu thừa khí thang nhiều, nhưng nó cũng còn phụ thuộc vào liều lượng của Chỉ thực, Hậu phác. Giả sử liều lượng của Chỉ thực, Hậu phác là không nhiều, thì tác dụng cũng tương ứng theo đó mà giảm nhẹ. Mang tiêu, Đại hoàng phối với Quế chi, Đào nhân có tác dụng hoá ứ tiêu thũng và dẫn huyết hạ hành. Khi dùng với liều lớn thì đương nhiên có thể gây ra đại tiện ra máu, có tác dụng thông kịnh nguyệt ở phụ nữ, nhưng nói chung thì không nhất định sẽ gây ra xuất huyết. Thuỷ điệt, Manh trùng đều có tác dụng phá huyết hoá ứ mãnh liệt, thích hợp dùng với chứng ứ huyết trưng hà, dùng cùng với Đại hoàng, có thể dẫn huyết đi xuống dưới. Cả 2 vị này đều có tác dụng phát huyết rất mạnh, đặc biệt là Thuỷ điệt có thể kháng huyết ngưng, do đó sử dụng phải cẩn thận.

+ Cam toại có tính kích thích rất mạnh, bất luận có phối với Mang tiêu, Đại hoàng hay không, đều có thể khiến “tiết đàm hạ thuỷ”, nhưng đàm thuỷ này là theo đường đại tiện mà bài xuất chứ không phải theo đường tiểu tiện. Bệnh nhân sau khi dùng thuốc, vùng quản phúc sẽ rất khó chịu, có cảm giác vùng trung quản tào tạo và đau trong bụng, sau 1-2 tiếng, đại tiện có thể ra toàn nước. Trọng Cảnh đa phần dùng để khu trừ tích thuỷ vùng hung phúc. Cam toại và Đại kích đều có tác dụng tiết thuỷ mãnh liệt, giả sử khi cho vào thuốc sắc, đối với người khoẻ mạnh thì mỗi tễ có thể dùng 1 tiền, không được phép dùng quá tễ, nói chung có thể dẫn đến thuỷ tả 5-6 lần đến 8-9 lần mà bệnh khỏi. Giả sử dùng “mạt dược-bột Cam toại” hoà vào nước thang để uống, mỗi lần chỉ dùng 3-5 phần thì đã có thể dẫn đến ỉa chảy kịch liệt, nếu dùng quá nhiều trái lại làm thương tổn cơ thể.

+ Ba đậu có kịch độc, dầu của nó tác dụng đặc biệt mãnh liệt, cho nên khi dùng làm thuốc hoàn, hoặc tán để uống, đều phải ngiền nát thấm bỏ dầu, khi đó gọi là Ba đậu sương. Ba đậu sương mỗi lần dùng 3 li (10 hào bằng 1 li, 10 li bằng 1 phần hoặc phân), nhiều nhất cũng không được dùng quá 5 li, có thể dẫn đến ỉa chảy, giả sử dùng nguyên hạt Ba đậu mà chưa qua nghiền chế cho vào thang sắc, tuy dùng đến 9 tiền cũng không dẫn đến trúng độc, do thành phần có hiệu quả gây độc của Ba đậu dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao. Nhưng để dễ dàng kiểm soát liều lượng, tốt hơn là sử dụng Ba đậu sương cho vào hoàn tán để uống. Cổ nhân dùng Ba đậu, tuyệt đại đa số đều là chế hoàn tán để dùng (Tẩu mã thang là dùng ở dạng sắc thang), đó cũng là theo đạo lý vừa nói ở trên. Với “nhiệt tính bệnh” tuy có đầy đủ điểm như yếu để dùng phép công hạ của lý thực chứng, cũng chỉ nên dùng Mang tiêu, Ma hoàng mà không nên dùng Ba đậu. Trong Thương hàn luận có nói 1 thuyết “tri y dĩ hoàn dược hạ chi, phi kì trị dã”, đó là ám chỉ các tễ chế từ Ba đậu.

+ Can khương ôn trung, chủ hàn lãnh phúc thống, phối với Cam thảo dùng có thể chấn hưng Tỳ dương, thích hợp với tình trạng Tỳ dương bất vận, có các chứng trạng ngón tay lạnh, bụng đau, sôi ruột, ỉa chảy. Bản kinh nói Can khương chủ “hung mãn khái nghịch thượng khí”, là chỉ vào tình trạng Phế hàn suyễn khái, Trọng Cảnh dùng Cam thảo Can khương điều trị “huyễn mà đa diên thoá”, thuyết này khởi nguồn từ “thử vi Phế trung lãnh” mà thành. Lại có trong Tiểu thanh long thang có phối Can khương với Tế tân, Ngũ vị điều trị suyễn khái, cũng là cùng đạo lý này. Bản kinh nói Can khương “ôn trung xuất hãn, trị phong thấp tý”. Trọng Cảnh dùng Linh Khương Truật Cam thang điều trị “yêu dĩ hạ lãnh thống, phúc trọng như đới ngũ thiên tiền” của Thận trước bệnh, đây là lấy theo tác dụng trục phong thấ tý.

+ Phụ tử là thuốc ôn kinh hồi dương, lại có tác dụng trấn thống. Trọng Cảnh dùng Phụ tử, đại khái có 4 phép: 

Một là đối với mạch Trầm hoặc hơi sợ lạnh của Dương hư, nói chung là dùng đối chứng này chi trong phương gia thêm “bào Phụ 1 củ” để nâng đỡ dương khí như Phụ tử tả tâm, Quế chi gia Phụ, Thược dược Cam thảo phụ tử thang.

Hai: đối với các trường hợp bệnh nhân ở giai đoạn vong dương, có biểu hiện thượng thổ hạ tả, hãn xuất, quyết nghịch, mạch Trầm Vi, thường dùng Sinh phụ tử, liều lượng tuy cũng chỉ có 1 củ, nhưng ắt phải phối với Can khương để tăng cường tác dụng ôn kinh hồi dương, như Tứ nghịch thang loại phương chứng. 

Ba: đối với phong hàn thấp có biểu hiện xương khớp đau, ố hàn mà mạch Trầm, Trọng Cảnh đa phần dùng lượng lớn Bào Phụ tử phối với Bạch truật, như Phụ tử thang, Bạch truật Phụ tử thang, Cam thảo Phụ tử thang, Quế chi Thược dược Tri mẫu thang.

Bốn: đối với trường hợp trong bụng lạnh đau hoặc phong hàn đầu thống, mạch Trầm hoặc Khẩn Huyền, Trọng Cảnh cũng dùng Bào phụ tử phối với Tế tân, như Ma hoàng Phụ tử Tế tân thang và Đại hoàng Phụ tử thang. Can khương và Sinh phụ tử cùng dùng có thể điều trị phiền táo, đó là phiền táo của âm chứng hàn chứng, người đó ắt có mạch Trầm quyết nghịch, chi thể táo nhiễu bất định, đây là chứng hậu rất nguy hiểm, có thể tử vong bất cứ lúc nào. Dùng Khương, Phụ là để ôn kinh hồi dương, khi dương hồi thì táo nhiễu cũng tự trừ.

+ Nhân sâm là vị thuốc không những có tác dụng bổ khí mà còn có tác dụng bổ huyết dịch tân dịch. Trọng Cảnh dùng Nhân sâm không ngoài 3 mục đích sau:

Một là sau khi dùng phép hãn, thổ, hạ, do vong huyết vong tân dịch mà có biểu hiện mạch Trầm Trì hoặc mạch bất xuất (có thể xem ở cuối phương Thông mạch Tứ ngịch thang), hoặc trên lưỡi khô táo mà phiền muốn uống nước đến vài thăng, dùng để sinh tân, phục hồi huyết mạch, như Tân gia thang, Tứ nghịch gia Nhân sâm thang, Bạch hổ gia Nhân sâm thang đều thuộc loại này.

Hai là dùng để điều trị hư nuy thiểu khí, như Trúc diệp Thạch cao thang.

Ba là dùng điều trị tâm hạ bĩ ngạnh, như Quế chi Nhân sâm thang, Cam thảo tả tâm thang, Bán hạ tả tâm thang, Sinh khương tả tâm thang. Trọng Cảnh dùng Phục linh là để lợi thuỷ khí, trị Huyễn quý. Giả sử trong phương ngoài Phục linh còn có Bạch truật thì nhất định có chứng tiểu tiện bất lợi, giả sử lại gia thêm Trư linh, Trạch tả, thì ngoài chứng tiểu tiện bất lợi nhất định còn có chứng phiền khát. Đây là kết quả của tiểu tiện tích súc.

+ Trọng Cảnh dùng Bán hạ ắt phối với Sinh khương hoặc Can khương, Sinh khương vốn là “ẩu gia yếu dược-vị thuốc quan trọng trong điều trị chứng nôn”, lại có thể không chế độc tính của Bán hạ. Nếu xét trên 1 phương diện thì nó làm tăng cường tác dụng chỉ ẩu của Bán hạ, nhưng theo phương diện khác thì có lại có thể không chế tác dụng phụ của Bán hạ, đó là ý nghĩa của phối ngũ. Sinh khương còn có khả năng phát tán thuỷ khí, lại có tác dụng kiện Vị, Đại táo có thể bổ tình trạng bị thiểu khí, thiểu tân dịch, lại có tác dụng hoà lý, hai vị này cùng dùng có tác dụng điều hoà vinh vệ, an nội nhượng ngoại, thích hợp sử dụng với chứng hậu doanh vệ bất hoà hoặc tà chính phân tranh, do dó được sử dụng trong Quế chi thang, Tiểu sài hồ thang và nhiều phương khác. Thập táo thang và Đình lịch Đại táo tả phế thang đều có Đại táo, Tạo giáp hoàn cũng dùng đến “Táo cao-cao làm từ Táo”, việc dùng Đại táo trong các phương này đều rất đáng để nghiên cứu. Hoàng Nguyên Ngự nói về việc sử dụng Đại táo trong Thập táo thang là “bảo kì Tỳ tinh-bảo vệ tinh khí của Tỳ”. Do bệnh nhân sau khi sử dụng quá nhiều thuốc trục thuỷ khứ đàm, thường dẫn đến trong tan dịch trong Vị trường bị cướp đoạt mà xuất hiện chứng trạng miệng khô lưỡi ráo, khi này gia thêm Đại táo để bổ thiếu khí tân dịch lại có thể khiến đàm thuỷ khứ mà tân dịch không thương tổn nữa, đây cũng là chỗ diệu dụng trong Kinh phương phối ngũ. Lại như Trọng Cảnh điều trị các chứng do ra mồ hôi nhiều, ẩu thổ, hạ lợi hoặc đa diên thoá dẫn đến tân dịch bất túc, cũng đa phần dùng Đại táo. Đều là lấy để bổ thiếu khí thiếu tân dịch. Như Đại táo trong Linh Quế Truật Cam thang có thể là có thể nguồn gốc của “thân trung bất túc đại kinh-cơ thể không sung túc thì dễ bị sợ hãi”, do đó cổ nhân cho là Bôn đồn là từ “kinh khủng-sợ hãi” mà thành. Trong Biệt lúc có nói về Đại táo: “trị liệu tâm hạ huyền”, đó là xét về tác dụng hoãn giả tình trạng co rút, co kéo gây ra đau mà nói. Trong các phương của Trọng Cảnh như Phụ tử Ngạnh mễ thang, Đương quy Tứ nghịch thang, đến như Kiến trung thang, Hoàng liên thang, Hoàng cầm thang đều có Đại táo, đều là có ý nghĩa bổ hư hoà hoãn hoà luyến thống.

+ Trọng Cảnh dùng Long cốt, Mẫu lệ có 3 ý nghĩa:

Một là để thu liễm, như Quế chi gia Long Mẫu thang có thể trị vong huyết thất tinh và ra mồ hôi.

Hai là để trấn tĩnh, như Quế Cam Long Mẫu thang, QUế chi khứ Thược dược gia Thục tất Long Mẫu cứu nghịch thang, Sài hồ gia Long Mẫu thang, Phong dẫn thang,.v.v…đến như các tễ chỉ dùng Mẫu lệ mà không phối với Long cốt như là Mẫu lệ Trạch tả thang, đều là có tác dụng Nhuyễn kiên. Cuối phương Tiểu sài hồ thang có nói “nhược hiếp hạ bĩ ngạnh, khứ  Đại táo, gia Mẫu lệ 4 lạng”, cùng là với một mục đích để chống lại hiếp hạ bĩ ngạnh. (ko thấy ý nghĩa thứ 3 là gì?)

+ Trọng Cảnh điều trị suyễn mãn, có lúc dùng Hạnh nhân, có lúc lại không dùng Hạnh nhân. Trọng Cảnh khi điều trị “khái-ho” đa phần sử dụng Tế tân, Ngũ vị phối với Can khương hoặc Sinh khương, có lúc cũng dùng đến Tử uyển, Đông hoa.

+ Trọng Cảnh điều trị chứng “đông thống” do trần hàn cố lãnh, thường dùng Ô đầu, Bào phụ tử, Quế tâm, Ngô thù, Thục tiêu, Tế tân, Can khương. Đại khái dùng Ô đầu, Bào phụ tử, Can khương, Quế tâm là để ôn kinh trấn thống, dùng Thục tiêu, Ngô thù là để kiêm với tác dụng hạ khí

+ Trọng Cảnh dùng Đại hoàng Mẫu đơn bì thang điều trị “trường ung thiếu phúc thũng bĩ, án chi tắc thống như lâm”, dùng Quế Linh hoàn trị bệnh trưng hà, đều là dùng Đan bì, Đào nhân để khứ ứ tiêu thũng.

+ Trọng Cảnh dùng Cát cánh thang điều trị Thiếu âm yết thống, lại ở cuối phương Thông mạch Tứ nghịch thang có nói: “yết thống giả khứ Thược dược gia Cát cánh 1 lạng”, trong <Biệt lục> nói Cát cánh “liệu yết hầu thống”. Đến như Bài nùng tán, Bài nùng thang, Tam vật Bạch tán, Cát cánh thang đều dùng Cát cánh cũng không ngoài ý nghĩa bài nùng khứ đàm.

+ Trọng Cảnh dùng Cam thảo có 6 ý nghĩa:

Một là phối với Quế chi để thông lợi huyết mạch, bình xung chế quý, như là Quế chi Cam thảo thang.

Hai là phối Thược dược để thư luyến hoãn cấp, như Thược dược Cam thảo thang.

Ba là kiềm chế không để phát huy tác dụng của các thuốc khác quá mạnh, ví như Điều vị Thừa khí thang.

Bốn là trị đoản khí, như là Chỉ tử Cam thảo Thị thang.

Năm là giải độc, như điều trị trúng độc do ăn thịt trâu, hoặc do ăn nhầm “Thuỷ lang đãng” mà trúng độc. 

Sáu là bảo vệ niêm mạc, giảm bớt kích ứng, như trong Cam thảo thang, Cát cánh thang. 

+ Trọng Cảnh trong Hoàng thổ thang, Khung Quy Giao Ngải thang và Chích cam thảo thang đều dùng đến Địa hoàng và đều phối với A giao, ý nghĩa là không chỉ để bổ huyết, dưỡng âm, mà còn để chỉ huyết chỉ thống. Lại trong phép thời xưa khi dùng Địa hoàng đa phần sắc với rượu, như trong Chích cam thảo thang và Khung Quy Giao Ngải thang đều sắc với nước và “thanh tửu”, do đó câu “địa hoàng đắc tửu lương” là có thâm ý.

+ Trong Thông mạch Tứ nghịch thang có dùng Thông bạch, là để thông dương phục mạch. Thông mạch Tứ nghịch thang và Bạch thông thang gia Trư đởm chấp đều trị hung trung bĩ tắc, can ẩu, uyết nghịch, phiền táo. Dùng Nhân niệu với Bạch thông thang là để điều trị mặt đỏ, hư phiền.

+ Trọng Cảnh dùng Ngạnh mễ có 2 ý nghĩa: một là để hoà Vị chỉ phiền khát, như trong Bạch hổ thang, Trúc diệp Thạch cao thang, hai là để trị sôi ruột, đau bụng, ỉa chảy, như trong Phụ tử Ngạnh mễ thang, Đào hoa thang vậy.

+ Trọng Cảnh dùng Thăng ma là để trị dương độc phát ban

+ Trọng Cảnh trị hư lao lý cấp trong bụng đau của Đại Tiểu kiến trung thang đều dùng Giao di, là để có tác dụng hoãn trung bổ hư.

Dụng dược trong 113 phương của Thương hàn rất tinh giản, trên đây là phân tích những đơn thuốc quan trọng, có thể hữu ích cho những người mới học.   

Tác giả: Dương Triệu Lâm

0/Post a Comment/Comments