-->

Y án chích máu thực chiến: Nội khoa Đại toàn tập

Bệnh nội khoa

1/ Hai trường hợp viêm khí quản mạn tính

Nam 46 tuổi, là công nhân tại kho ngũ cốc thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy. Có bệnh sử ho hơn 20 năm, đa phần phát bệnh vào mùa đông hoặc sau gặp lạnh, từ mùa thu đến mùa xuân, mỗi năm kho 4-5 tháng, nhổ đờm bọt trắng, không suyễn. Từng dùng các loại siro ho, Ma hoàng tố,v.v…cũng có hiệu quả. Bị nghiện rượu và thuốc lá. X-quang tim phổi: “lưỡng phế văn lý tăng đa”. Chẩn đoán là viêm khí quản mạn tính. Điều trị từ tháng 2/1973 bằng phương pháp “chích máu”, dùng huyệt Thái dương, Phong long, sau 2 lần chích máu, bệnh tình ngày một giảm nhẹ. Đồng thời giảm xuống mỗi ngày chỉ uống 1-2 điếu thuốc. Tái khám tháng 12/1978, chỉ còn húng hắng ho sau khi bị lạnh hoặc hút nhiều thuốc, về cơn bản là hồi phục.

Nam 43 tuổi, là cán  bộ trạm thu mua thuốc lá ở huyện Định Viến, tỉnh An Huy. Bệnh nhân từ nhỏ đã có tình trạng ho, khí suyễn, bị gần 20 năm nay, bệnh tình ngày một tăng nặng, mỗi năm khi đến mùa đông là bệnh phát, khi phát bệnh thì ho, khí suyễn, đờm khó khạc, không thể nằm yên. Vào bệnh viện kiểm tra được chẩn đoán là viêm khí quản mạn tính, phế khí thũng. Tháng 4/1968 khái suyễn phát tác, tiến hành chích máu điều trị, lấy huyệt Thái dương, Ngư tễ, Điều khẩu, cứ sau nửa tháng chích máu 1 lần. Sau 2 đợt chích máu, tình trạng khái thấu khí suyễn giảm rõ rệt so với trước, lượng đờm giảm ít và dễ khạc, ăn uống tăng tiến, không còn sợ lạnh, thể chất tăng cường, hiệu quả tốt. Tháng 3/1979 khám lại, tự kể cả năm nay có khi gặp lạnh bệnh phát nhưng giảm nhẹ hơn trước rất nhiều. 

Xét: viêm khí quản mạn tính là bệnh thường gặp ở hệ hô hấp, bệnh nhân có tình trạng nhiễm trùng chi khí quản, trên lâm sàng bệnh tình thường kéo dài, có đặc trưng là tái đi tái lại, giai đoạn muộn có thể phát triển thành phế khí thũng. Bệnh án này thuộc vào phạm trù “khái thấu”, “đàm ẩm”. Bệnh cơ là “phế khí thất sướng, mà khiến huyết hành bất lợi”, điều trị “biết là sự ủng trệ của đàm thuỷ là do ứ huyết gây ra, vậy nên khứ ứ huyết thì đàm thuỷ tự tiêu”. (Đường Dung Xuyên <Huyết chứng luận.Khái thấu môn>)

Y học hiện đại cho rằng viêm khí quản mạn tính là tình trạng thứ phát sau khi bị “cảm nhiễm-nhiễm trùng”, niêm mạch khí quản bị sung huyết, thuỷ thũng, với sự thâm nhập của rất nhiều bạch cầu đa nhân trung tính. Quan sát sự lưu biến máu của huyết dịch bệnh nhân thấy huyết dịch đặc và dính hơn, huyết lưu hành chậm, điều này phù hợp với bệnh lý biến chuyển của ứ huyết. Chích máu trị liệu đối với bệnh này là để tiêu trừ tình trạng niêm mạc chi khí quản sung huyết, là nguồn gốc bệnh lý biến hoá của thuỷ thũng, khiến khi huyết thông sướng thì ho hết mà đờm thuỷ cũng tự tiêu.

2/Y án chi khí quản háo suyễn.

Nam 5 tuổi, khi 10 tháng mẹ cậu bé gửi bé về bà ngoại để cai sữa, sau 8 tháng thì đón về nhà, đột nhiên phát tác háo suyễn, hô hấp suyễn xúc, miệng môi phát tím, không thể nằm yên, bệnh tình nguy kịch, nhanh chóng đưa vào viện, được chẩn đoán là “quá mẫn tính háo suyễn”, sau khi điều trị bằng Anthephyline, hydrocortisone, streptomycin và các loại thuốc khác, chứng trạng có được hoãn giải. Từ đó về sau mỗi khi gặp lạnh, uống nước lạnh là bệnh phát, cha mẹ cậu bé bất lực lại gửi bé về nhà bà ngoại ở Chiết Giang, ở đó bệnh lại không phát. Mà khi đón về Hợp Phì bệnh lại tái phát. 

Chẩn đoán: quá mẫn tính háo suyễn

Bắt đầu chích máu trị liệu từ ngày 12/10/1973, lấy huyệt Thái dương. Sau khi chích máu, hơn 1 năm qua bệnh chỉ phát vài lần, chứng trạng cũng nhẹ, không cần uống thuốc cũng tự khỏi.Năm 1975 do đó bóng ra mồ hôi nhễ nhại mà cở áo, sau đó bị lạnh, người lại đưa vào khoa chích máu điều rị, sau khi chích huyệt Thái dương bệnh khỏi.

Theo dõi: tổng cộng sau 2 lần chích máu chưa thấy bệnh tái phát, cơ thể phát triển tốt, rất ít khi bị cảm mạo.

Xét: chi khí quản háo suyễn là bệnh tính quá mẫn, khi bệnh phát thì cơ trơn chi khí quản co thắt, niêm mạc sung huyết, tăng dịch tiết, bệnh nhân xuất hiện tình trạng hung muộn, khí cấp, suyễn khái.

Theo dữ liệu nghiên cứu của tỉnh Hồ Nam, việc chích máu nhiều lần có thể chữa khỏi bệnh háo suyễn, tình trạng phát cơn dần dần ngừng lại. Cơ chế có thể là sau khi bị chích máu, cơ thể có phản ứng kích thích mà chống lại cơ chế của hoá suyễn. Có nghiên cứu chỉ ra rằng việc chích máu làm tăng khẳ năng hưng phấn củ hệ thống tuyến yên-vỏ não, giải phóng một lượng hormone chống viêm nhugw epinepherine và glucocorticoid để bảo vệ mô, tăng hoạt động của các hệ thống enzym khác nhau để đạt được mục đích ức chế các phản ứng quá mẫn. Chúng tôi cho rằng, quan điểm trên là hợp lý, vì chích máu khiến cho khí huyết thông sướng, điều này làm tiêu trừ cơn co thắt chi khí quản, giảm sung huyết và phù nề niêm mạc, khiến tình trạng háo suyễn ngừng lại. 

3/ Y án đại diệp tính phế viêm

 Nam 43 tuổi, là nông dân. Do phát sốt, ho, đau ngực 6 ngày nay, đã dùng thuốc điều trị mà không khỏi, nên nhập viện điều trị ngày 23/4/1979. 

Khám: sốt 38,8 độ, âm phổi trái nghe đục, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác

Xét nghiệm: Bạch cầu 22000, trung tính 90%, lympho 10%

X-quan: vùng dưới phổi trái có tình trạng tăng âm. 

Chẩn đoán: tả hạ đại diệp tính phế viêm-viêm phổi thuỳ dưới bên trái

ĐIều trị: chích máu huyệt Thái dương, Phong long, đến ngày thứ 2 nhiệt độ cơ thể giảm xuống bình thường, đến ngày thứ 3 thì công thức máu trở về bình thường, bạch cầu 8600, trung tính 79%, lympho 30%, sau 1 tuần làm X-quang kiểm tra lại thấy bình thường, bệnh khỏi. Y án này còn đồng thời sử dụng Xuyên tâm liên phiến đường uống, mỗi lần 2 phiến, ngày 3 lần, dùng liên tục trong 3 ngày.

Xét: Đại diệp tính phế viêm là bệnh nghiễm trùng phổi cấp tính, trong <Nội kinh> có nói “phế nhiệt bệnh”. <Tố vấn.Thích nhiệt> ghi rằng: “phế nhiệt bệnh giả, tiên tích nhiên quyết, khởi hao mao, ố phong hàn, thiệt thượng hoàng, thân nhiệt, nhiệt cấp tắc suyễn khái, thống tẩu hung triệt bối, bất đắc thái tức, đầu thống bất nhẫn, hãn xuất nhi hàn,…thích thủ thái âm dương minh, xuất huyết như đại đậu, lập dĩ”. Chích máu điều trị viêm phổi, nhiệt thoái bệnh trừ, điều trị có hiệu quả, nhưng đáng tiếc hiện nay bệnh này ít khi được điều trị bằng phép chích máu.

Cơ chế được cho là khi chích máu sẽ khiến khí huyết lưu thông, loại bỏ những thay đổi bệnh lý của mô phổi xung huyết và phù nề, thúc đẩy sự hấp thu của niêm mạc, phục hồi cấu trúc và chắc năng bình thường của niêm mạc. 

4/ Y án tự phát tính khí hung

Nam 28 tuổi, là nông dân. Bị ho, ho có đờm hơn 1 năm, bệnh tăng nặng vào tháng 5 kèm theo hung thống, hô hấp khó khăn, tâm hoảng. Vào viện kiểm tra được chẩn đoán là “tá trắc tự phát tính khí hung-tràn khí màng phổi tự phát bên trái”, “mạn tính chi khí quản viêm và phế khí thũng”. Sau 4 lần nhập viện điều trị, cũng từng đã chọc hút khí màng phổi, điều trị bằng kháng sinh, nhưng bệnh tình vẫn chưa thể khống chế. Ngày 18/3/1976 tiến hành chích máu trị liệu.

Kiểm tra: nhiệt độ 37,8 độ, huyết áp 110/70mmHg, tinh thần tốt, bệnh phát cấp tính, hô hấp khó khăn, vùng ngực trái bành mãn, gian sườn giãn rộng, gõ vang, cơ hô hấp vận động khó khăn, khí quản bị đẩy dịch sang phải, nhịp tim 112ck/phút, nhịp đều, tiếng tim nhỏ, không có tiếng tím bệnh lý.

X-quang phổi: phổi trái tăng sáng, khoang màng phổi có nhiều không khí, nhu mô phổi bị nén 55%. 

Chẩn đoán: tràn khí tự phát màng phổi trái / viêm chi khí quản mạn tính kèm phế khí thũng. 

Điều trị: lấy huyệt Điều khẩu, Ngư tế, chích máu, uống thêm Khai hung thuận khí hoàn mỗi lần 9g, ngày 3 lần.

Khám lại ngày 20/3 các chứng trạng giảm nhẹ, Q-quang kiểm tra lại: nhu mô phổi trái bị nén giảm còn 15%. Lấy huyệt Khúc trạch, Uỷ dương, uống thêm Chỉ khái định suyễn hoàn mỗi ngày 9g, ngày 3 lần. 

Khám lại ngày 6/4: ngực hết đau, hô hấp ổn định, ăn uống tăng tiến, ngủ tốt, chỉ còn sau khi vận động hơi có cảm giác đoản khí, chóng mặt. Lại lấy huyệt Thái dương, Phong long để chích máu.

Ngày 7/5 khám lại: các chứng trạng đều khỏi, chích máu huyệt Dương giao, củng cố điều trị. X-quang kiểm tra: tim phổi bình thường.

Theo dõi trong 8 năm, bệnh chưa hề tái phát, một hôm dầm mưa cảm thấy ngực trái có hơi khó chịu, hiện nay đã về nhà lao động được như người bình thường. 

Xét: “khí hung-tràn khí màng phổi” là bệnh cấp tính, không khí tích tụ ở khoang màng phổi. Việc chích máu điều trị “Khí hung” chưa được ghi chép trong Trung y, nhưng ở viện tôi đã sử dụng chích máu điều trị bệnh này và thấy nó khá hiệu quả.

0/Post a Comment/Comments