Thủ túc tâm phát nhiệt là chứng thường gặp trên lâm sàng, biểu hiện là lòng bàn tay bàn chân phát nóng, đặc biệt thấy rõ sau buổi trưa hoặc khi chiều tối. Bệnh này trong <Kim quỹ yếu lươc. Huyết tý hư lao bệnh mạch chứng tịnh trị đệ lục> nói: “hư lao lý cấp, quý, nục, phúc trung thống, mộng thất tinh, tứ chi toan thống, thủ túc phiền nhiệt, yết can khẩu táo, Tiểu kiến trung thang chủ chi”.
Điều này luận về âm dương lưỡng hư, hư lao lý cấp dẫn đến lòng bàn tay bàn chân nóng, âm hư thì dương thượng kháng, dương hư ngoại việt, cũng có thể khiến lòng bàn tay bàn chân nóng, 2 gò má ửng nóng, đạo hãn, mạch Tế Sác, lưỡi đỏ ít rêu, miệng khát.
<Tố vấn. Điều kinh luận> chỉ ra rằng: “âm hư tắc nội nhiệt”, do đó có thể thấy rằng, âm hư nội nhiệt là 1 trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra lòng bàn tay bàn chân nóng, dưới sự ảnh hướng đó mà các danh y triều đại cùng với các bác sĩ lâm sàng thường lấy phép tư âm thanh hư nhiệt làm chủ.
Tác giả thông qua hơn 30 năm quan sát trên lâm sàng, thấy rằng chứng lòng bàn tay bàn chân phát nhiệt không chỉ có ở âm hư nội nhiệt, mà còn do nhiều nguyên nhân khác dẫn đến, như chính khí bất túc, Can khí uất kết, tinh huyết tân dịch hư tổn, ứ huyết nội đình, dương khí hư suy, đàm ẩm thuỷ thấp, tiểu nhi cam tích,v.v…
Y án điển hình
Nữ 63 tuổi, khám ngày 9/11/2021 vì 1 tuần trước xuất hiện hoa mắt chóng mặt, ẩu thổ, lòng bàn tay bàn chân nóng,v.v….nhập viện được chẩn đoán là viêm nông dạ dày, hở van 2 lá, 3 lá và van động mạch phổi trào ngược nhẹ, sau 1 tuần nhập viện điều trị tuy có chuyển biến tốt nhưng vẫn còn chóng mặt, đau ở đỉnh đầu, can ẩu, lòng bàn tay bàn chân nóng, mùa đông phải thò tay chân ra ngoài, thậm chí là bật quạt, bệnh đã kéo dài nhiều năm, từng dùng Lục vị địa hoàng hoàn mà không hiệu quẩ, mạch Trầm mà Tế, lưỡi nhợt rêu trắng mỏng, miệng không khát, nhị tiện bình thường, ngoài ra không có gì khác thường.
Biện chứng là Can Vị hư hàn, trọc âm thượng xung. Phép trị nên là ôn trung khứ hàn, giáng nghịch chỉ ẩu, hoá đàm quyên ẩm.
Phương dùng: Ngô thù du thang, Linh Quế Truật Cam thang, Trạch tả thang gia vị
Dược vị: Ngô thù 12g, Sinh khương 15g, Bạch sâm 10g, Đại táo 20g, Trạch tả 60g, Bạch truật 20g, Phục linh 20g, Quế chi 10g, Cam thảo 6g, Khương Bán hạ 20g, Thiên ma 15g, Hoa Quất hồng 10g, Mạn kinh tử 15g, Tật lê 20g, Cúc hoa 10g, Quyết minh tử 20g. Dùng 7 tễ, ngày 1 tễ, sắc nước uống chia 2 lần sáng tối. Sau 7 tễ các chứng hoàn toàn biến mạt, dùng thêm 7 tễ để củng cố điều trị, theo dõi 1 năm bệnh không tái phát.
Xét: Mệnh môn tàng ở hạ tiêu, chủ dương khí toàn thân, là chân hoả của con người, là nguồn hoá sinh ra khí, nếu mệnh môn hoả suy, hoả bất sinh thổ, khiến Tỳ thổ ở trung tiêu vận hoá thất thường, thanh dương bất thăng, trọc âm bất giáng, đàm trọc trung trở, thì ẩu thổ; đàm ẩm thượng nhiễu thanh dương thì đầu đau, chóng mặt; nếu hạ tiêu dương hư, dương suy không thể nhiếp âm, mà dẫn đến âm hoả phi đằng, thì dưới tâm như bị thiêu đốt; thận thuỷ không thể giao tâm hoả thì tâm hoả thượng kháng mà lòng bàn tay bàn chân nóng.
Phép trị nên bổ ích và ngọn nguồn của hoả, dùng Ngô thù du thang ôn trung khứ hàn, giáng nghịch chỉ ẩu; Linh Quế Truật Cam thang ôn dương hoá ẩm, kiện tỳ lợi thấp, Trạch tả thang lợi thuỷ trừ ẩm; Bán hạ, Hoa Quất hồng giáng nghịch hoá đàm; Thiên ma, Quyết minh tử, Mạn kinh tử, Tật lê, Cúc hoa khứ phong minh mục; các vị hợp lại có thể tán hàn, giáng nghịch, khứ phong, chỉ huyễn, cho nên trị được bệnh cố tật.
Tác giả: Ngô Thư Thanh
Đăng nhận xét