-->

Tôi dùng kinh phương ở bệnh phòng


1/ Đại sào hồ thang làm thay đổi quan điểm cố hữu sai lầm về điều trị ẩu thổ bất chỉ sau khi phẫu thuật 

Nữ gần 50 tuổi, ngày đầu tiên sau phẫu thuật đã nôn 3 lần, nặng thì nôn 6-7 lần/ngày, uống Metoclopramide không hiệu quả nên chuyển sang Trung y. Bệnh nhân 5 ngày nay chưa đại tiện, tiểu tiện bình thường, mạch tả Huyền Tế, mạch hữu có lực mạnh hơn bên trái, chất lưỡi đỏ, rìa lưỡi có điểm ứ huyết khá rõ. 

Do bệnh nhân nôn mửa không ngừng, nhiều ngày chưa đi đại tiện, mạch hữu Thực tả Nhược, mạch hữu Thực là phủ Vị có nhiệt trệ, mạch tả Nhược là mộc khí kết mà tân dịch bị tổn thương.

Cho dùng Đại sài hồ thang (Sài hồ 24, Hoàng cầm 15, Bán hạ 30g, Bạch thược 15, Chỉ thực 10, Đại hoàng chế 10, Đại táo 10, Can khương 15) gia thêm Đương quy 15, Thục địa 15, Sa sâm 15, Sa nhân 6. Dùng 3 tễ. 

Do là ngày thứ 6 nên thứ 2 mới hỏi lại bệnh nhân được, nhưng bệnh nhân bảo đang bị nôn mửa lại cho uống thuốc đắng như vậy nên 2 ngày qua đã không uống thuốc. Sau khi giảng giải thuyết phục bệnh nhân dùng thuốc, qua 2 tễ bệnh nhân đã hết nôn, đại tiện cũng trở lại bình thường. 

Rất nhiều người có quan niệm sai lầm là sau phẫu thuật không nên dùng thuốc Trung y, thuốc Trung y đắng, khó uống, thậm chí còn gây nôn nặng hơn. Như y án này đã phủ nhận quan niệm sai lầm này.

2/ Tiểu sài hồ thang giải quyết phát sốt nhiều ngày

Nữ 38 tuổi sau khi phẫu thuật khối u ở chân trái thì chân trái sưng trướng, đến 10h đêm sốt cao, nhiệt độ khoảng 40 độ, nhưng khi phát sốt lại có cảm giác lạnh, chùm chăn thì ra được mồ hôi, sau khi ra mồ hôi thì sốt cũng giảm, miệng khô miệng khát, 2 mạch hơi Tế Nhược, chất lưỡi hơi đỏ. Đã dùng kháng sinh, vẫn không thể cắt hoàn toàn cơn sốt, chuyển sang Trung y điều trị.

Suy nghĩ: bệnh nhân khi phát sốt có cảm giác sợ lạnh, lại căn cứ vào khi đang phát sốt mà mạch lại hơi Tế Nhược, nên biện chứng là Thiếu dương tà nhiệt, lại có cả âm phận hư nhược. Bệnh nhân lại có miệng khô miệng khát, căn cứ vào “hoặc nhiên chứng” của Tiểu sài hồ thang là “nhược khát khứ Bán hạ gia Nhân sâm, hợp tiễn thành tứ nhị bán, Qua lâu căn tứ lạng”. Dựa theo phép gia giảm của Thánh y dùng Nhân sâm và Thiên hoa phấn bổ âm, điều trị chứng miệng khát do âm dịch suy giảm, dùng Nhân sâm và Cam thảo của Tiểu sài hồ thang là phép khổ cam hoá âm, do đó dùng phương này tăng liều Nhân sâm và gia thêm Thiên hoa phấn

Tổng hợp lại thì tức là dùng Tiểu sài hồ thang khứ Bán hạ gia Thiên hoa phấn, lại gia thêm thuốc bổ âm thoái nhiệt. Sài hồ 24, Hoàng cầm 9, Sái dương sâm 15, Thiên hoa phấn 12, Can khương 9 (do không có Sinh khương), Chích thảo 6, Đại táo 12, Thanh hao 15, Miết giáp 30, Tri mẫu 6, Đan bì 10. Dùng 3 tễ. 

Sau khi dùng 2 tễ thì bệnh nhân hết sốt. Do vết mổ khó lành nên vẫn ở viện điều dưỡng thêm. 

Ngoài ra, có nhiều đồng đạo cho rằng Kinh phương không nên gia giảm còn tôi thì cho rằng Kinh phương nên gia giảm nếu không gia giảm là trái với tư duy biện chứng linh hoạt của Trung y. Như các loại phương của Quế chi, đó không phải là phép gia giảm dựa theo chứng trạng bệnh nhân của Trọng Cảnh hay sao? 

3/ Ngũ linh tán và vấn đề nhiễm trùng tiết niệu của bệnh nhân nội trú.

Nữ 63 tuổi, vì “thủ cương phản - 取钢板 - ???” nên phải nhập viện, sắc mặt vàng, có đau dạ dày (trước và sau ăn đều đau), vẫn có thể ăn, dễ nấc, ấn từ hạ sườn phải đến Vị quản có cảm giác đề kháng và đau, quanh rốn ấn có cảm giác khẩn trương, tiểu tiện bất lợi, eo lưng yếu mềm, phải dùng lực rặn thì mới có thể đại tiện, thích ấm sợ lạnh, rêu lưỡi trắng dính, xích mạch 2 bên đều vô lực, tả quan mạnh hơn tả thốn (Can khí cường), hữu thốn nhược hơn hữu quan (quan mạch không Hư Nhược, tôi cho là Phế khí hứ chứ không phải là chứng của Vị hư, chứng trạng của bệnh nhân không phải là đã quá lâu, quan mạch lại không nhược, xem xét là Vị hàn trệ). Suy nghĩ điều trị chứng Vị thống này cần ôn Vị tán hàn của Tứ hợp thang?, tiểu tiện bất lợi ở người già ắt có nhiễm trùng tiết niệu, biện chứng là Thái dương hàn thuỷ của Ngũ linh tán (rêu lưỡi trắng dính)

Dùng Phục linh 10, Quế chi 6, Bạch truật 10, Trạch tả 10, Trư linh 10, Chế Phụ tử 6, Bách hợp 10, Ô dược 10, Hương phụ 10, Cao lương khương 10, Sinh Hoàng kỳ 30. Dùng 5 tễ. Khám lần 2: sau uống 1 tễ đã hết đau dạ dày, từ lúc uống thuốc tiểu tiện thông lợi, đại tiện dễ dàng không phải rặn nhiều.

4/ chú ý đến “Vị-dạ dày” của bệnh nhân nhập viện.

Đối với bệnh nhân nhập viện thường có tâm tình không tốt, hàng ngày lại phải dùng lượng lớn thuốc tây, truyền dịch, các vấn đề khó chịu chủ yếu là Vị quản không thoải mái và các vấn đề về đại tiểu tiện. Thuốc Trung y của chúng ta điều trị tốt hơn Tây y, mấu chốt nằm ở việc chú ý những thay đổi tinh tế ở bệnh nhân. 

Một bà cụ bị cắt 2 chi dưới, đau khổ nằm trên giường bệnh, mấy ngày không ăn uống, nôn mửa nhiều, Vị quản trướng mãn, có ợ chua, ra mồ hôi khá nhiều, sau khi dùng Trung dược, mồ hôi giảm ít, nhưng Vị quản vẫn không thoải mái, lưỡi đỏ ít rêu, có hiện tượng của Vị âm hư. 

Tôi cho dùng Mạch môn đông thang và Ô bối tán. Ngay trong ngày bệnh nhân đã cảm thấy tình trạng chướng bụng, trào ngược cải thiện nhiều, sau 1 tuần dùng thuốc các triệu chứng về dạ dày biến mất, bệnh nhân sau đó xuất viện.

Đối với những bệnh nhân cao tuổi thường xuyên nằm viện, bị bệnh dạ dày đã lâu, lưỡi đỏ ít rêu hoặc không rêu gặp rất nhiều, lại đa phần kèm theo ăn kém ẩu thổ, những trường hợp như vậy rất có nhiều cơ hội dùng Mạch môn đông thang.

Trung y chúng ta có thể dùng Mạch môn đông thang (âm hư), Bán hạ tả tâm thang (hàn nhiệt hiệp tạp), Nhân sâm thang (hư hàn), Chỉ thực hoàn (bĩ), Liên tô ẩm (ẩu), Ô bối tán (phản vị) rất hay, có thể nhanh chóng giúp bệnh nhân hồi phục.

Tác giả: Bạch Khoan

0/Post a Comment/Comments