-->

Thông qua phúc chứng để phân biệt bệnh chứng


1/ Phúc bộ lõm, thành bụng mềm, đa phần là hư chứng. Nếu như nếu vùng bụng trên và mạn sườn phải xuất hiện tình trạng lõm cục bộ, đa phần có biểu hiện Vị quản trướng thống, đó là dấu hiệu sớm của thủng dạ dày tá tràng. Nếu như thành bụng mỏng gầy, da bụng thô ráp, da bụng trũng xuống lấy rốn làm trung tâm thì gọi đó là “đan trạng phúc”, nặng thì lõm xuống đến tận lưng, quanh rốn thấy rõ có chuyển động. Đa phần gặp ở những người bệnh nặng, gầy, thương tân thoát dịch, tinh khí tạng phủ và hao kiệt cực độ, như Hoắc loạn, Tiết tả, Lị tật,v.v…

2/ Vùng bụng trướng mãn, phồng lên, thành bụng khẩn cấp, đa phần là hư chứng. Da bụng khẩn cấp gồ cao, sờ vào rất nóng, đó là nội ung trọng chứng; da bụng do trướng mãn hoặc phúc thuỷ mà dẫn đến “phúc đại vô văn-bụng to tròn nhẵn”, là nguy chứng; phúc bành mãn có biểu hiện phúc trướng, vùng mũi ức chưa đầy mãn là bệnh còn nhẹ, nếu đã đầy mãn là bệnh nặng. Ma chẩn mà có biểu hiện phúc trướng mãn là nghịch chứng.

3/ Cổ trướng, còn gọi đơn giản là phúc trướng, lấy vùng bụng trướng lớn, da nhợt, nặng thì trên bụng nổi thanh cân, tứ chi không thũng hoặc hơi thũng là đặc trưng, là do khí, thuỷ, huyết tích ở trong bụng mà thành. Nếu như bệnh nhân bình thường bệnh nhân nằm thấy bụng gồ cao hơn ngực, khi ngồi hoặc đứng thì phần bụng nhô ra phía trước cơ thể, ấn vào mềm không có lõm, gõ như gõ trống, không có cảm giác dao động, đó là “khí cổ”, đa phần là do khí kết mà thành. Nếu như vùng bụng kiên mãn, da bụng sáng gồ cao, bình thường khi nằm trông như bụng ếch, ấn vào như ấn quả bóng nước, thành bụng có vết lõm, gõ âm đục, có tiếng nước dao động, thì đó là thuỷ cổ, đa phần do thuỷ tích tụ gây ra. Nếu như trên bụng có “thanh cân-tĩnh mạch” nổi, trên má, cổ, ngực xuất hiện các “hồng lũ xích ngân-giãn mao mạch” là lấy huyết ứ làm chủ. Bệnh cổ trướng mà chưa có nổi thanh cân thì tuy trướng những vẫn dễ trị; nổi thanh cần thì khó trị.

4/ Cam tích. Thấy trẻ con gầy, bụng to như trống, nổi thanh cân, kèm chán ăn, đại tiện nát, đó là chứng Cam tích. Là do Tỳ Vị hư tổn lâu ngày, trệ tích nội đình gây ra.

5/ Sán khí, xuất hiện sau khi đứng thẳng hoặc vận động, thành bụng phình ra hình bán cầu, sau khi nằm có thể trở lại bình thường. Đa phần do hàn trệ can kinh, hoặc khí hư thăng đề vô lực, khí trệ phủ khí bất thông gây ra. Phát sinh ở vùng rốn gọi là Tề sán, đa phần gặp ở trẻ con, khi khóc bệnh càng nặng; xuất hiện ở đường giữa bụng thì gọi là Phúc bích sán; xuất hiện ở “cổ câu trung-vùng bẹn háng” thì gọi là Cổ sán, đa phần gặp ở nữ giới; xuất hiện ở “khách oa bộ-vùng cơ chậu trong-trùng với vùng bẹn”, gọi là Phúc cổ câu sán. Nói chung hơi có cảm giác trướng thống nhẹ, nếu không trở lại tư thế nằm ngửa có thể xuất hiện đau quặn kịch liệt.

6/ “Ban ngân-sẹo”, sẹo vùng bụng đa phần là tàn tích của chấn thương, phẫu thuật hoặc “bì phu sang dương-mụn có tính chất ngứa loét trên da”, đặc biệt là sau khi phẫu thuật, đối với chẩn đoán có rất có ích, nên hỏi kĩ về tiền sử bệnh.

7/ “Phúc văn biến dị-rạn da”, ở phụ nữ sau khi sinh nở, trên vùng bụng dưới xuất hiện các vết rạn da có màu hồng nhạt, có thể chuyển sang trắng bạc hoặc nâu, thường tồn tại rất lâu sau sinh. Là do khi mang thai, huyết nuôi dưỡi thai nhi, mạch Xung Nhâm không được nuôi dưỡng đầy đủ mà thành. Ngoài ra, các bệnh như cổ trướng, phúc thuỷ, và các bệnh tích tụ lâu ngày cũng có khi xuất hiện các vết rạn sắc tím trên bụng, nhưng đa phần có kèm theo vùng trên đùi, mông và một số dấu hiệu khác. Ngoài ra vết rạn ra ở bụng còn gặp ở những trường hợp dùng lượng lớn hormone trong thời gian dài. 

8/ Phúc cân nộ trướng, là chỉ tình trạng trên bụng xuất hiện mạch lạc xanh tím nổi to ngoằn ngoèo, đa phần gặp ở những bệnh nhân lâu ngày cơ thể gầy, có chứng của huyết ứ khí trệ. Nếu xuất hiện tĩnh mạch lấy rốn làm trung tâm mà hướng lên hoặc xuống, hướng dòng chảy của máu là bình thường, thì đó là do mạch lạc không thông sướng, khi trệ huyết ứ ở trong mạch, bệnh tình tương đối nhẹ, nếu xuất hiện tĩnh mạch nổi to trên thành bụng lấy rốn làm trung tâm mà hướng lên, hướng xuống, hướng trái, hướng phải, dòng chảy của máu lấy rốn làm trung tâm để di chuyển, thường sẽ kèm theo có “trảo văn” và “huyết ti”, đa phần là do kinh mạch trở tắc, huyết lưu hành không thông sướng, huyết dịch ứ trệ mà thành, bệnh tình khá nặng, hay gặp ở bệnh nhân cổ trướng.

9/ Da bụng dày thực là trường vị dày thực, da bụng mỏng là trường vị mỏng. Da bụng dày lớn, ấn vào mềm mà có lực, hoặc ấn vào như tấm ván nổi trên nước, có nền gốc phản ứng, là có thần, sống thọ; trái lại, da bụng mỏng nhỏ, ấn vào cứng mà không có sự đàn hồi, hoặc như giấy nổi trên nước, không có nền gốc phản ứng, là vô thần, chết trẻ.

10/ Bụng trên lõm mà bụng dưới gồ cao thì đa phần là sa nội tạng; đa phần do trung khí bất túc gây ra; vùng bụng lớn mà lồi đều, da bụng dày, đàn hồi, rốn lõm sâu là đặc trưng của béo phì.

11/ Bụng có động khí nhiều, vừa chủ hư vừa chủ nhiệt; nếu động khí tán mà không tụ, là tạng khí đại hư. Phúc bộ có lúc có khối, có lúc không, đó là trùng tích. Phúc bộ có khối thượng xung, có đầu, có chân, đó là hàn thống.

12/ Da bụng khô mà không nhuận, da bụng câu cấp, hoặc cứng như gỗ, là bên trong có ứ huyết; trong bụng có động khí, là bên trong có ứ huyết; bụng dưới bên phải có ngưng kết là bên trong chẳng bao lâu nữa sẽ có có súc huyết; dưới rốn thô ráp, là hiện tượng của bụng dưới ắt có ứ huyết; bụng dưới đau mà hiện chứng da bụng thô ráp đó là chứng trường ung.

13/ Có nhu động trong bụnng, đa phần lầ công năng tạng phủ rối loạn, thuộc vào bệnh thái. Nếu có nhu động ở Vị quản, bắn đầu từ hạ sườn bên trái, từ từ hướng đến bên phải của rốn, hình thành sóng nhu động lên xuống, lặp đi lặp lại, đó là bệnh tại Vị-dạ dày, đa phần là “Vị hạ khẩu hiệp trách ngạnh tử-nhồi máu môn vị, hẹp-tắc môn vị?”, thuỷ cốc khó thông qua, có thể khiến người đó ăn vào là nôn, đại tiện táo kết như phân dê, chất khô cứng. Nếu nhu đông hình thành xung quanh rốn, hình dạng của nó gần như song song, nối tiếp nhau, giống như một sợi dây dày hoặc mỏng, phần bụng ở chỗ đó phồng lên, là bệnh tại Trường-ruột, đa phần là trong ruột có ngạnh tử bất thông, thường biểu hiện nôn không ngừng, đại tiện thỉ khí bất tận, trong bụng đau kịch liệt.

14/ Da bụng xuất hiện ban chẩn, đa phần biểu hiện ở bệnh nhiệt cấp tính, hoặc do phong tà, thấp nhiệp xâm nhập bì phu mà thành.

Tác giả: Bành Thanh Hoa, Bành Tuấn.

0/Post a Comment/Comments