-->

27 lời khuyên quan trọng khi dùng Kinh phương trong điều trị thực sự


1/ Ma hoàng thang chứng và Quế chi thang chứng, cùng là biểu chứng, nhưng chứng của Ma hoàng thang thì vô hãn, mạch Phù Khẩn mà chứng của Quế chi thang là ra mồ hôi, mạch Phù Nhược.

2/ Cát căn thang chứng và Quế chi gia Cát căn thang chứng, cùng là phương của biểu chứng, đều có chứng gáy lưng cứng nhưng chứng của Cắt căn thang là vô hãn, còn của Quế chi gia Cát căn thang thì có mồ hôi.

3/ Ma hoàng thang chứng và Đại thanh long thang chứng đều có mạch Phù Phẩn, vô hãn mà phát nhiệt, nhưng chứng của Ma hoàng thang phát nhiệt, ố hàn, vô hãn, mà của Đại thanh long thang thì phát nhiệt, bất ố hàn, vô hãn, phiền táo.

4/ Tiểu thanh long thang và Mạch môn đông thang điều trị khái suyễn, nhưng chứng Tiểu thanh long có biểu chứng cùng với tâm hạ có thuỷ khí, là khái suyễn thuộc tính thấp, mà chứng của Mạch môn đông thang không có biểu chứng mà có tình trạng tân dịch khô táo, là khái thấu thuộc tính táo.

5/ Quế chi gia Qua lâu căn thang, Bạch hổ gia Nhân sâm thang, Tiểu sài hồ gia Thạch cao thang, Ngũ linh tán, Trư linh thang đều điều trị chứng khát, nhưng Quế chi gia Qua lâu điều trị hãn xuất, mạch Phù Nhược, có chứng khát của biểu chứng, còn của Bạch hổ trị không có biểu chứng, đại phiền khát của ố nhiệt, Tiểu sài hồ gia Thạch cao điều trị chứng khát của hung hiếp khổ mãn, Trư linh thang điều trị tiểu tiện bất lợi, khát của mồ hôi ra. 

6/ Các loại phương của Sài hồ đều chủ trị hung hiếp khổ mãn, nhưng Tiểu sài chỉ trị hung hung hiếp khổ mãn mà Đại sài hồ thang có kiêm trị tâm hạ cấp, Sài Quế thang kiêm trị bụng dưới ấn đau, Sài hồ Khương Quế thang kiêm trị tâm quý phiền kinh, là hư chứng mà dùng Sài hồ gia Long Mẫu kiêm trị tâm quý phiền kinh, là thực chứng, Tứ nghịch tán kiêm trị co bụng co rút, Sài hồ gia Mang tiêu thang kiêm trị bụng kiên ngạnh.

7/ Bán, Cam, Sinh của Tả tâm thang, Tam hoàng tả tâm thang, Ngũ linh tán, Nhân sâm thang, Phục linh ẩm chủ chứng đều lấy là tâm hạ bĩ mãn hoặc bĩ ngạnh, nhưng Bán hạ tả tâm tahng thì kèm ẩu thổ, Cam thảo tả tâm thang thì kèm phiền loạn, Sinh khương tả tâm thang thì kiêm ái khí, Tam hoàng tả tâm thang thì kiêm mặt đỏ, Ngũ linh tán thì kiêm khát mà tiểu tiện bất lợi, Nhân sâm thang thì kiêm tay chân lạnh, mạch Trầm Trì hoặc Vi Nhược, Phục linh ẩm thì kiêm có tâm hạ có tiếng nước.

8/ Bán hạ Sinh khương Hậu phác Nhân sâm Cam thảo thang, Đại thừa khí thang, Tứ nghịch thang đều điều trị phúc đại mãn, nhưng chứng của Bán hạ Sinh khương Hậu phác Nhân sâm Cam thảo thang là sau khi ẩu thổ có hư trướng, chứng của Đại thừa khí thang là đại tiện ngạnh, ấn vào bụng đau, kiên thực thuộc về thực chứng, chứng của Tứ nghịch thang là hạ lợi, bụng lạnh, tay chân lạnh. 

9/ Quế Lin hoàn, Để đương hoàn, Đại thừa khí thang, Đào Hạch thừa khí thang, Sài hồ Quế chi thang, Đại hoàng Mẫu đơn bì thang, đều chủ phúc, hạ phúc có ấn đau, chứng của Quế linh hoàn là hạ phúc ấn đau mà mạch trái Trầm, chứng của Đào Hạch thừa khí thang thì đau vùng hạ phúc bên trái, đại tiện cứng, chứng của Đại thừa khí thang là phúc bộ ấn đau, đại tiện cứng, chứng của Đại hoàng Mẫu đơn bì thang là hạ phúc bên phải ấn đau, sung thực, đại tiện kiên, chứng của Để đương thang là tề hạ áp thống, thiếu phúc kiên mãn, chứng của Sài hồ Quế chi thang là hạ phúc áp thống mà hiếp sườn mãn. 

10/ Cát căn thang, Hoàng cầm thang, Cát căn Cầm Liên thang, Đại hoàng Mẫu đơn bì thang, Đại thừa khí thang, XÍch thạch chi thang, Đại sài hồ gia Đại hoàng thang, Ma hoàng Thăng ma thang, Bán hạ tả tâm thang, Lý trung hoàn, Chi tử Đại hoàng thang, Ngũ linh tán, Tứ nghịch thang đều điều trị hạ lợi, nhưng chứng của Cát căn thang là có biểu thực nhiệt chứng, chứng của Hoàng cầm thang là phúc thống hoặc phát nhiệt, chứng của Cát căn Cầm Liên thang là ra mồ hôi mà suyễn, mạch Xúc, chứng của Đại hoàng Mẫu đơn thang là hạ phúc áp thống, sung thực, chứng của Đại thừa khí thang là phúc bộ sung thực, áp thống, chứng của Xích thạch chi thang thì không có điểm đau, không có lý cấp hậu trọng; chứng của Đại sài hồ thang có hung hiếp khổ mãn, tâm hạ câu khẩn, chứng của Ma hoàng Thăng ma thang có thổ nùng huyết, chứng của Bán hạ tả tâm thang có tâm hạ bĩ ngạnh mà miệng đắng, chứng của Lý trung hoàn có tâm hạ bĩ ngạnh mà tay chân và bụng lạnh, chứng của Chi tử Đại hoàng thang là phiền táo thất miên, chứng của Ngũ linh tán là miệng khát mà tiểu tiện bất lợi, chứng của Tứ nghịch thang là tay chân quyết nghịch, mạch Trầm Trì hoặc Phù Trì.

11/ Ma hoàng thang, Quế chi thang, Cát căn thang, Tiểu sài hồ thang gia Thạch cao thang, Đại thanh long thang, Bạch hổ gia Nhân sâm thang, Đại thừa khí thang, Đào hạch thừa khí thang, Sài hồ Quế chi thang, Chi tử Bá bì thang, Ngũ linh tán,v.v…đều điều trị phát nhiệt, nhưng chứng của Ma hoàng thang thì kiêm ố hàn, mạch Phù Khẩn; chứng của Quế chi thang thì kiêm ố phong mà mạch Phù Nhược; chứng của Cát căn thang thì có chứng của Ma hoàng thang thêm với gáy cứng đau, Tiểu sài hồ gia Thạch cao thang thì hung hiếp khổ mãn, mặc mặc bất dục thực, hàn nhiệt vãn lai, Đại sài hồ thang gia Thạch cao thì tâm hạ cấp mà uất uất vi mãn, nặng thì thượng thổ hạ lợi, Đại thanh long thang thì vô hãn mà phiền táo, Bạch hổ gia Nhân sâm thang thì ố nhiệt, miệng táo, phiền khát, Đại thừa khí thang thì ố nhiệt, phúc kiên mãn, Đào hạch thừa khí thang thì thiếu phúc cấp kết, Sài hồ Quế chi thang là Thái dương Thiếu dương tính bênhj; Chi tử Bá bì thang là toàn thân phát nhiệt, Ngũ linh tán thì miệng khát tiểu tiện khó, Bạch thông thang gia Trư đởm chấp thang thì mặt đỏ, tay chân lạnh, Cát căn Cầm Liên thang thì mạch Xúc, suyễn mà ra mồ hôi, hạ lợi.

12/ Cát căn thang, Quế chi thang, Sài Quế thang, Sài hồ gia Long Mẫu thang, Nhân sâm thang, Chân vũ thang, Ma hoàng Phụ tử Tế tân thang, Linh Quế Vị Cam thang, Kiến trung thang, Bát vị Thận khí hoàn đều điều trị mệt mỏi, nhưng Cát căn thang có biểu chứng, thân thể đau nhức, Quế chi thang có biểu chứng, ra mồ hôi, Sài Quế thang có ra mồ hôi của biểu chứn, hung hiếp khổ mãn, Sài hồ gia Long Mẫu có chứng hung hiếp khổ mãn ở bán biểu bán lý, phiền kinh tâm hạ quý, Nhân sâm thang có phúc hàn, hạ lợi, hung tí, Chân vũ thang có hung mãn, ố hàn, thủ túc lạnh, Ma hoàng Phụ tử Tế tân thang có ố hàn, phát nhiệt mà mạch trái lại Trầm, Linh Quế Vị Cam thang có nặng đầu, tay tê dại, Tiểu kiến trung thang có hư lao, lý cấp, Thận khí hoàn có xích mạch Trầm Vi

13/ Hoàng liên A giao thang, Phục linh ẩm, Nhân sâm thang, Chích cam thảo thang đều điều trị lưỡi không rêu, nhưng Hoàng liên A giao thang thì lưỡi đỏ giáng mà khó vào giấc ngủ, Phục linh ẩm thì có tâm hạ đình ẩm, hung mãn, thường nôn chua, nóng rát vùng tim, Nhân sâm thang có chứng tâm hạ bĩ ngạnh, miệng nhạt, Chích cam thảo thang có mạch Kết Đại mà tâm động quý. 

14/ Chi tử thị thang, Chi tử Cam thảo thị thang, Chi tử Khương thị thang, Hoàng liên A giao thang, Toan táo nhân thang, Sài hồ Khương Quế thang, Linh Quế Truật Cam thang, Sài hồ gia Long cốt Mẫu lệ thang đều trị mất ngủ, nhưng Chi tử thị thang có tâm trung ảo não, Chi tử gia Cam thảo thang thì có ảo não mà cấp bách, Chi tử gia Can khương thì điều trị ảo não mà can ẩu, Hoàng liên A giao thang điều trị lưỡi đỏ, họng khô môi ráo, Toan toán nhân thang điều trị hư lao hư phiền, Sài hồ Khương Quế điều trị hung hiếp khổ mãn, tâm hạ quý, họng khô, kinh nguyệt trước kì, lượng nhiều, Sài hồ gia Long Mẫu điều trị như Sài hồ Khương Quế mà bệnh nhân có thể trạng tráng thực hơn, Linh Quế Truật Cam thang điều trị đầu như thúc, Trư linh thang điều trị hạ lợi, khái thấu, ẩu, khái, phiền.

15/ Linh Quế VỊ Cam thang có sắc mặt “đạm hồng-đỏ nhợt”, Tam hoàng tả tâm thang có sắc mặt “tiển hồng-đỏ tươi”, Để đương hoàn có sắc mặt “hắc hồng-đỏ tối”, Mộc Phòng kỷ thang có sắc mặt “thương hắc-xanh tối”, Kiến trung thang có sắc mặt “nuy hoàng-vàng úa”, Quy Thược thang có sắc mặt “thương bạch-trắng nhợt”, Bát vị hoàn có sắc mặt “âm Trầm”. Tam hoàng thang có chứng “mục quang quýnh quýnh-đôi mắt sáng”, Chân vũ thang có “lưỡng mục vô thần-2 mắt vô thần”.

16/ Hoàng liên A giao thang có lưỡi hoàn toàn không có rêu, Cam Mạch Đại Táo thang thì giữa lưỡi không rêu, Linh Quế Truật Cam thang thì nửa lưỡi có rêu, nửa lưỡi không, Tiểu sài hồ thang thì rêu lưỡi trắng, Thừa khí thang thì rêu vàng, Để đương thang thì lưỡi xanh tím. 

17/ Phúc thống mà ấn đau, cứng, là chứng của Đại thừa khí thang. Phúc thống mà hung hiếp khổ mãn, hạ phúc áp thống hoặc phát nhiệt, là chứng của Sài hồ Quế chi thang. Phúc thống, bụng lõm hoặc cơ bụng co rút, là chứng của Tiểu kiến trung thang. Phúc thống, trong bụng có chuyển động như nắm tay là chứng của Đại kiến trung thang. Phúc thống, sôi bụng, chứng của Phụ tả Ngạnh mễ thang. Phúc thống, hạ lợi, phát nhiệt, chứng của Hoàng cầm thang. Phúc thống, tâm hạ cấp, chứng của Đại sài hồ thang. Phúc thống, từ ngực đến thiếu phúc ấn đau mà cứng, chứng của Hãm hung thang. Phúc thống, ấn vào tâm hạ đau, mạch Hoạt, chứng của Tiểu hãm hung thang.

18/ Thượng thổ hạ tả, tâm hạ cấp, chứng của Đại sài hồ thang. Thượng thổ hạ tả, thượng phúc thống, chứng của Hoàng liên thang. Thượng thổ hạ tả, phúc thống, hoặc phát nhiệt, chứng của Hoàng cầm gia Sinh khương thang. Thượng thổ hạ tả, tay chân lạnh, bụng lạnh, chứng của Lý trung hoàn. Thượng thổ hạ tả, miệng khát tiểu tiện bất lợi, chứng của Ngũ linh tán. Thượng thổ hạ tả, đầu đau, nôn bọt dãi, chứng của Ngô thù du thang. Thượng thổ hạ tả, mạch Vi Trầm Xích, tay chân lạnh, đại hãn xuất, chứng của Tứ nghịch gia Nhân sâm thang.

19/ Đầu thống, nếu phát nhiệt ố hàn, vô hãn, mạch Phù Khẩn, chứng của Ma hoàng thang; nếu ra mồ hôi, mạch Phù Nhược, chứng của Quế chi thang; nếu can ẩu, nôn bọt dãi, chứng của Ngô thù du thang; nếu hung hiếp khổ mãn, phiền táo, khát, chứng của Tiểu sài hồ gia Thạch cao thang; nếu phát nhiệt mạch Trầm, ố hàn, chứng của Ma hoàng Phụ tử Tế tân thang; nếu tay chân lạnh, phúc mãn mà hàn, tâm hạ có tiếng nước, chứng của Chân vũ thang; nếu miệng khát mà tiểu tiện bất lợi, hoặc uống nước là nôn, chứng của Ngũ linh tán; nếu mạch Nhược, phát nhiệt, người vô lực, hạ lợi, chứng của Quế chi Nhân sâm thang; nếu tắc mũi, chứng của Cát căn thang; nếu phúc mãn bĩ kiên, chứng của Đại thừa khí thang; nếu thiếu phúc cấp kết, chứng của Đào Hạch thừa khí thang. 

20/ Mạch Phù, nếu mạch Phù, ra mồ hôi, chứng của Phòng kỷ Hoàng kỳ thang; nếu tứ chi rung động, chứng của Phòng kỷ Phục linh thang; nếu mạch Phù Khẩn, vô hãn, phiền táo, chứng của Đại thanh long thang; nếu tiểu tiện bất lợi, chứng của Trư linh thang; nếu tâm hạ bĩ ngạnh, sắc mặt sạm đen, suyễn, chứng của Mộc phòng kỷ thang; nếu xích mạch Vi, eo lưng đau, hoặc 2 chân lạnh, chứng của Bát vị hoàn; nếu eo lưng đau, eo lưng lạnh, chứng của Linh Khương Truật Cam thang; nếu ra mồ hôi, ố phong, vô đại nhiệt; chứng của Việt tỳ gia Truật thang; nếu tay chân quyết lạnh, mạch Trầm Vi, tâm động quý, chứng của Chân vũ thang; nếu hung hiếp trướng mãn, tiểu tiện bất lợi, chứng của Tiểu sài hồ thang hợp Ngũ linh tán; nếu sản hậu hoặc thiếu máu, dùng Đương quy Thược dược tán; nếu ra hoàng hãn, dùng Quế chi gia Hoàng kỳ thang; nếu họng như có miếng thịt tắc, thường có khí thượng xung, dùng Bán hạ Hậu phác thang; từ eo lưng trở lên phù thũng, mạch không Hư, dùng Cam thảo Ma hoàng thang; từ eo lưng trở xuống phù thũng, không suyễn, không có tâm quý, dùng Trư linh thang.

21/ Tâm động quý, biện chứng trước tiên dùng Chích cam thảo thang, Quế chi Cam thảo thang, Nhân sâm thang, Mộc phòng kỷ thang, Linh Quế Truật Cam thang, Chân vũ thang, Phục linh Cam thảo thang, Tiểu sài hồ gia Phục linh thang; vùng bụng có động quý, biện chứng trước tiên dùng Quế chi Phục linh hoàn, Sài hồ gia Long Mẫu thang, Tiểu kiến trung thang, Tiểu bán hạ gia Phục linh thang; nếu động mạch cảnh động quý, biện chứng trước tiên chọn dùng Linh Quế Truật Cam thang, Tiểu sài hồ gia Phục linh thang.

22/ Cát căn gia Cát cánh Thạch cao thang, Tiểu sài hồ gia Thạch cao thang, Cam thảo Tả tâm thang, Cam thảo thang, Khổ tửu thang, Thông mạch Tứ nghịch thang, Trư phù thang, Tam hoàng tả tâm thang, Đại hoàng Mẫu đơn bì thang đều điều trị trong họng đau, nhưng Cát căn gia Cát cánh Thạch cao thì mạch Phù Khẩn, gáy lưng cứng, phát nhiệt ố hàn vô hãn; chứng của Tiểu sài gia Thạch cao thang thì phát nhiệt, hung hiếp trướng mãn, miệng đắng họng khô; chứng của Cam thảo tả tâm thang thì tâm hạ bĩ mãn mà phiền loạn; Tam hoàng tả tâm thang thì miệng đắng, mặt đỏ, đại tiện nát, tâm hạ bĩ; Cam thảo Tả tâm thang thì không đỏ thũng; Đào hạch thừa khí thang thì bụng dưới cấp kết; chứng của Khổ tửu thang thì trong họng mọc nhọt, không thể nói; chứng của Thông mạch Tứ nghịch thang thì hạ lợi thanh cốt, tay chân quyết lãnh, lý hàn ngoại nhiệt; chứng của Trư linh thang thì hạ lợi, hung mãn, tâm phiền.

23/ Tiểu bán hạ gia Phục linh thang, Trạch tả thang, Chân vũ thang, Linh Quế Truật Cam thang, Linh Quế Vị Cam thang, Nhân trần hao thang, Ngũ linh tán, Tiểu sài hồ thang, Quế chi gia Long Mẫu thang, Đại thừa khí thang, Quế Linh hoàn, Đương quy Thược dược tán, Đại kiến trung thang đều điều trị huyễn vựng, nhưng Tiểu bán hạ gia Phục linh thì có ẩu thổ, tâm hạ bĩ, có tiếng nước mà động quý trong bụng; Trạch tả thang thì đầu trầm trọng; Linh Quế Vị Cam thang thì đầu nặng mà sắc mặt đỏ nhợt, tinh thần bất chấn, mơ nhiều, hay lo lắng, hay sợ; chứng của Chân vũ thang thì tâm hạ quý, mặt hàn, đi lại muốn ngã; Linh Quế Truật Cam thang thì hung hiếp tâm hạ mãn, tâm hạ có đàm ẩm, ngồi thì nhẹ, đi lại thì tăng kịch; Nhân trần hao thang thì tâm hung bất an, không thể ăn; Ngũ linh tán thì tề hạ quý, nôn bọt dãi; Tiểu sài hồ thang thì hung hiếp khổ mãn, miệng đắng họng khô; Quế Linh hoàn thì mặt đỏ, bụng dưới áp thống sung thực; Đào hạch thừa khí thang thì thiếu phúc cấp kết, đại tiện cứng; Đại thừa khí thang thì phúc mãn thực; Đại kiến trung thang thì hung trung hàn; Quy Thược tán thì bụng luyến cấp, thống kinh; Quế chi gia Long Mẫu thang thì di tinh, rụng tóc, ra nhiều mồ hôi, tâm hạ động quý.

24/ Sài hồ tễ chỉ cảnh hạng cường; Cát căn tễ chỉ hạng bối cường; Ma Quế tễ chỉ đầi hạng cường, Quế chi gia Qua lâu căn trị Thái dương bệnh chứng có đủ mà mạch trái lại Trầm Trì, thân thể cứng; Đại hãm hung hoàn cũng có chứng hạng cường, mà có kết hung.

25/ Ngũ linh tán, Trư linh thang, Qua lâu Cù mạch hoàn đều trị miệng khát mà tiểu tiện bất lợi, nhưng Ngũ linh tán chứng ắt có kiêm hoặc uống nước là nôn, hoặc đau đầu, hoặc tề hạ quý mà điên huyễn, nôn ra bọt dãi, liên quan đến chứng của thuỷ khí thượng xung; chứng của Trư linh thang lấy tiểu tiện lâm thống, niệu huyết,.v.v…đa phần là chứng hậu của thấp nhiệt trở tắc hạ khiếu; còn chứng của Qua Cù hoàn thì mạch xích người đó Nhược, vùng bụng tự giác hoặc tha giác sợ lạnh; đó là yếu điểm phân biệt 3 tễ này.

26/ Thổ huyết, nục huyết, tiện huyết, nếu tay chân phiền nhiệt, hư lao, lý cấp, quý, là chứng của Tiểu kiến trung thang; nếu tâm quý bất an, sắc mặt đỏ, là chứng của Tam hoàng tả tâm thang; nếu phát nhiệt, ố hàn, thân đông thống, mạch Phù Khẩn, là chứng của Ma hoàng thang; nếu tay chân quyết lạnh, là chứng của Bách diệp thang; nếu thiếu phúc cấp kết là chứng của Đào hạch thừa khí thang; nếu trong tâm ảo não là chứng của Chi tử thị thang; nếu mạch quan bên trái Huyền, là chứng của Hoàng thổ thang; nếu phiền, không thể ngủ, là chứng của Hoàng liên A giao thang; nếu bụng hư nhược vô lực, tay chân lạnh, tâm hạ bĩ mãn, hung tý, sắc mặt tối, là chứng của Nhân sâm thang.

27/ Chủ chứng của Đào hạch thừa khí thang là thiếu phúc cấp kết; chủ chứg của Đại hoàng Mẫu đơn thang là thiếu phúc thũng bĩ; chủ chứng của Đại hoàng Cam toại thang là thiếu phúc mãn như đôn trạng; chủ chứng của Để đương thang, hoàn là thiếu phúc ngạnh mãn; chủ chứng của Quế Linh hoàn là 2 bên rốn, đặc biệt là bên trái khi ấn sâu vào rất đau, có lúc có thể sờ thấy như có vật ngạnh kết.

0/Post a Comment/Comments