-->

Trị nghiệm chi dưới quyết lạnh



1/ Bệnh án giới thiệu

Nam 43 tuổi, người Bắc Kinh, khám tháng 10/1978, vì 2 chân phát lạnh không rõ nguyên nhân. Từng được chẩn đoán là chứng Thân dương hư, dùng Kim quỹ Thận khí hoàn, Long cốt sái, Thanh nga hoàn và lượng lớn thuốc ôn bổ mà bệnh tình không thể khống chế, vẫn liên tục phát triển. Cảm lạnh hướng lên đến đầu gối, hướng xuống thì lạnh đến lòng bàn chân, như đứng chân trần trên băng, lạnh thấu đến tận xương. Đồng thời kèm theo có chi dưới tê dại, ngứa như trùng bò, “tiểu tiện dư lịch-đi tiểu có cặn” và có chứng dương nuy.

Từng vào bệnh viện Bắc Kinh kiểm tra nhưng không phát hiện bất thường, nên chuyển sang Trung y điều trị. Tuy đã dùng các thuốc bổ thận tráng dương, ích khí hoà huyết đến hơn 200 tễ mà vẫn không có hiệu quả. Ngày 11/1/1980 mời Lưu Độ Châu lão sư đến khám

Bệnh nhân có thể hình khoẻ mạnh, khuôn mặt bầu bĩnh, 2 mắt có thần, chất lưỡi đỏ giáng, ít rêu, mạch Huyền hơi Sác. Hỏi thì biết ăn uống như thường, đại tiện không thoải mái, tiểu tiện ngắn ít mà vàng.

Ban đầu cho dùng Tứ nghịch tán, điều trị theo chứng dương quyết, sau khi uống 3 tễ chứng quyết lạnh vẫn còn, hỏi kĩ hơn bệnh tình thì anh ta nói ngủ không ngon giấc, đa phần mơ hỗn loạn, mà thường có tâm phiền, dễ ra mồ hôi. 

Xem đầu lưỡi đỏ như “dương mai- còn gọi là râu rượu hay thanh mai đỏ”, mạch đến hơi Sác, phản ánh chứng âm hư ở dưới mà tâm hoả độc vượng ở trên, phù hợp với chứng của Hoàng liên A giao thang. 

Điều 303 <Thương hàn luận> có nói: “thiếu âm bệnh, đắc chi nhị tam nhật dĩ thượng, tâm trung phiền, bất đắc ngoạ, Hoàng liên A giao thang chủ chi”.

Nói rõ nguyên tắc điều trị chứng thuỷ hoả âm dương không tương giao. 

Chứng này do tâm hoả thượng viêm, không có thuỷ át chế nên tâm phiền ít ngủ, mơ nhiều, ra mồ hôi; hoả thịnh ở trên, dương khí không thể ngoại đạt, thì chi dưới không được dương khí ôn ấm, âm dương trên dưới không tương thuận thì thành chứng quyết.

Tứ nghịch tán là tễ sơ khí thông dương mà không thể tả hoả thịnh ở trên nên uống không hiệu quả. Đổi dùng: Hoàng liên 9g, Hoàng cầm 3g, Bạch thược 6g, A giao 9g, Kê tử hoàng 2 cái. Lấy 3 vị sắc với 3 bát nước lấy còn 1 bát, bỏ bã, cho A giao vào hoà tan, để nguội, cho tiếp Kê tử hoàng, quấy đều rồi chia 2 lần uống.

Sau khi dùng 3 tễ, cảm giác lạnh và tê ở chân có giảm dần, chứng tâm phiền, ra mồ hôi, mất ngủ, hay mơ cũng đều chuyển biến tốt, tiểu tiện dư lịch và dương nuy cũng được cải thiện. Xem lưỡi thấy đầu lưỡi vẫn đỏ mà ít rêu, mạch Huyền mà hơi Sác, tiếp tục điều trị. 

Phương dùng: Hoàng liên 9g, A giao 10g, Hoàng cầm 3g, Bạch thược 9g, Kê tử hoàng 2 quả, Mẫu đơn bì 6g. Dùng 6 tễ, sắc uống như trên.

Ngày 30/1 trời mưa lạnh nhưng bện nhân cũng không có cảm giác khó chiu, từ eo lưng trở xuống cũng không còn quyết lạnh. Sau 1 tháng theo bệnh nhân kể thì bệnh cũng chưa tái phát

2/ Phân tích bệnh án

Phân tích theo tâm thận bất giao, thuỷ hoả kí tế (lược)

Tác giả: Vương Khánh Quốc

0/Post a Comment/Comments