-->

Học thuyết Âm Dương tại sao chỉ có ở Phương Đông ?

Nguồn gốc của học thuyết Âm Dương, Ngũ hành bắt nguồn từ đâu?

Học thuyết Âm – Dương là sản phẩm tinh thần của con người Phương Đông. Nó được coi là học thuyết đặc thù chỉ có ở Phương Đông. Học thuyết này đã hình thành từ rất sớm và tồn tại cho đến tận ngày nay. Vậy điều gì làm cho học thuyết này có tính “đặc thù” như vậy?

Đặc điểm địa dư, khí hậu

Phương Đông bao gồm các nước phía đông dãy núi Himalaya như Trung Quốc, Mông Cổ, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Malaixia, Philippin, Lào,…Trong đó Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản được coi là trung tâm của nền văn minh cổ đại

Phương Đông Phía Bắc của khu vực này gần cực bắc nên lạnh giá quanh năm. Phía Nam khu vực này là xích đạo nên có nhiệt độ cao quanh năm. Phía Đông là khu vực biển Thái Bình Dương rộng lớn. Phía Tây là dãy núi Himalaya cao nhất Trái Đất.


Đỉnh Everest thuộc dãy núi Himalaya

Lại có gió thổi theo mùa mang theo đặc điểm khí hậu của hướng gió ấy. Gió Đông ẩm do mang theo hơi nước từ biển thổi vào. Gió phía Nam từ Xích Đạo nên nóng. Gió Tây hanh khô, gió Bắc lạnh giá. 

Ngoài ra khu vực Phương Đông còn chịu cảnh chênh lệch áp suất giữa hai hướng Tây và Đông. Đặc biệt là vào mùa nóng, có nhiều trận bão lớn từ biển tràn vào từ phía Đông, cùng với lụt lội từ vùng núi phía Tây.

Chính vì lý do đó mà con người bấy giờ buộc phải nắm bắt được các quy luật tự nhiên để tồn tại và phát triển.

Phương pháp tư duy khoa học

Xuất phát điểm của tư duy người Phương Đông chính từ sự tồn tại của đời sống hằng ngày. Do chịu ảnh hưởng lớn từ thiên nhiên khiến họ phải quan sát vạn vật, sự vận động của không gian và thời gian để tìm ra cách thích ứng với điều kiện sống. Từ đó hình thành nên “vũ trụ quan Phương Đông”. 

Để hình thành, tích lũy kinh nghiệm, ban đầu cư dân Phương Đông tiến hành ghi chép lại đặc điểm về thời gian, không gian và sự biến đổi, quan hệ qua lại giữa chúng. Gọi là “khí vật tương ứng”, sau gọi tắt là “khí ứng”. Ví dụ như mùa Xuân thì đặc điểm như thế nào, loài nào phát triển nhất, loài nào lụi bại,…
 
Khi đã có nhiều số liệu ghi chép họ tiến hành so sánh để nhận thức được hành dáng, tính chất và biểu hiện của vạn vật, gọi là “tượng” của vạn vật. Muốn có kết quả so sánh rõ nét để nhận thức nhanh, họ dựa vào những “tượng” của vạn vật đối lập, các mặt đối lập đó được quy vào hai loại lớn là “Âm” và “Dương”. Ví dụ: Âm là những tượng thuộc tính lạnh, tối,…Dương thuộc tính nóng, sáng,… 

Tuy nhiên nhận thức thế giới của con người ngày càng cao, hai mặt đối lập Âm Dương không đủ giải thích mọi diễn biến của vạn vật từ khí phát sinh, phát triển cho đến khi diệt vong, người ta lại tiến hành phân loại “tượng” theo các quá trình theo năm bước, và gọi là Ngũ hành. 

Từ đó học thuyết Âm Dương, Ngũ hành được người Phương Đông sử dụng nó làm công cụ nhận thức để giải thích các hiện tượng, sự vật của thế giới. Nhưng liệu nó liệu có đủ để giải thích mọi thứ không hay như một số người vẫn đàm tiếu rằng: “Âm dương mù mịt – Ngũ hành lung tung” ?

Học thuyết Âm Dương ra đời từ bao giờ

Để trả lời câu hỏi này ta sẽ cùng khảo cứu lại các “thư tịch” còn giữ được đến ngày nay nhé.

Hoàng đế Nội Kinh

Các sách dẫn giải về Nội Kinh đều cho rằng niên đại hình thành cuốn này vào thời Chiến Quốc, tức là trước đây khoảng 2000 năm. Trong nội dung cuốn sách có nhiều thiên sử dụng đến thuật ngữ Âm Dương, Ngũ hành để dẫn giải mối quan hệ giữa thiên nhiên với vạn vật và con người, cho tới việc phòng bệnh, chữa bệnh. Ví dụ như thiên Âm Dương ứng tượng đại luận nói rằng:  “Âm Dương giả, Đạo của Thiên địa, cương kỷ của vạn vật, cha mẹ của sự biến hóa, gốc của sự sát sinh, phủ của thần minh vậy” 


   

Sử ký Tư Mã Thiên

Tư Mã Thiên xếp các chương của Sử ký thành 5 phần khác nhau: Bản kỷ, Biểu, Thư, Thế gia và Liệt truyện. Trong đó: 

"Bản kỷ" bao gồm 12 quyển đầu tiên của Sử ký, và phần lớn là khá tương tự với các ghi nhận từ các truyền thống biên niên sử của triều đình Trung Hoa cổ đại, chẳng hạn như Xuân Thu. Năm quyển đầu tiên hoặc là mô tả những giai đoạn như Ngũ Đế hoặc là từng triều đại riêng, chẳng hạn như Hạ, Thương và Chu. Bảy quyển còn lại ghi lại tiểu sử của từng vị vua nổi tiếng, khởi đầu từ hoàng đế đầu tiên của nhà Tần cho đến những hoàng đế đầu tiên của nhà Hán 

"Biểu" là quyển 13-22, xây dựng bảng thời gian các sự kiện quan trọng. Chúng cho cho thấy các triều đại, sự kiện quan trọng và bản phả hệ của dòng dõi hoàng gia, mà Tư Mã Thiên nói rằng ông đã viết chúng vì "biên niên sử rất khó để theo dõi khi có quá nhiều dòng phả hệ khác nhau tồn tại cùng một lúc 

"Thư" là phần ngắn nhất trong năm thiên của Sử ký, bao gồm tám quyển (23-30) nói về lịch sử phát triển của nghi lễ, âm nhạc, sáo, lịch, thiên văn học, hiến tế, sông ngòi và đường thủy, và quản trị tài chính. Đây cũng là phần có nhắc đến việc sử dụng học thuyết âm dương, ngũ hành trong đời sống. 

"Thế gia" là phần dài lớn thứ hai trong năm thiên của Sử ký và bao gồm các quyển 31 đến 60, chiếm 23% tác phẩm. Trong phần này, các quyển trước là rất khác về nội dung so với các quyển sau "Liệt truyện" là phần dài nhất trong năm thiên của Sử ký và bao gồm các quyển 61 đến 130, chiếm đến hơn 54% tác phẩ, gồm 70 thiên

"Liệt truyện" chủ yếu chứa hồ sơ tiểu sử của khoảng 130 người Trung Quốc cổ đại nổi bật, từ Bá Di ở cuối cuối thời nhà Thương đến một số nhân vật sống cùng thời với Tư Mã Thiên có thiên “Quan thư” nói về can chi, 28 tinh tú, âm dương, ngũ hành.

 


Sách lụa “Ngũ tinh chiêm”

Cuốn này được tìm thấy trong mộ Hán ở đồi Mã Vương thuộc thành phố Trường Sa. Theo các nhà nghiên cứu, nội dung sách chép về thuật chiêm tinh của Cam Đức và thuật thiên văn của Thạch Thân thời Chiến Quốc. Sách gốc của hai vị Cam, Thạch đã thất truyền. Nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng sách lụa Ngũ tinh chiêm được viết vào khoảng trên dưới 170 năm trước công nguyên. Trong đó có đoạn phân loại ngũ phương, ngũ đế, ngũ thừa, ngũ thần theo ngũ hành.

   
Một trong những cuốn sách đầu tiên nói về Âm Dương

Kinh dịch

Kinh dịch được cho là có nguồn gốc từ huyền thoại Phục Hy, là một trong Tam hoàng của Trung Hoa thời Thượng cổ (khoảng 2852-2738 TCN) và được cho là người sáng tạo ra bát quái. Hay còn gọi là Tiên thiên bát quái.xxx



Về sau đến đời Chu Văn Vương diễn giải từ bát quái thành sáu mươi tư quái và hình thành Hậu thiên bát quái



 

Tiếp đến Khổng tử lại soạn ra bảy thứ là Thoán truyện, Tượng truyện, Văn ngôn, Hệ từ truyện, Thuyết truyện, Tự quái, Tạp quái. Trong Thoán truyện có hai thiên là Thượng thoán Hạ thoán; Tượng truyện cũng có hai thiên là Thượng tượng Hạ tượng; Hệ từ truyện cũng có hai thiên là Thượng hệ Hạ hệ. Như vậy tổng cộng là có mười thiên, hay còn gọi là Thập Dực. 


 

Học thuyết Âm – Dương trong nền văn hóa Phương Đông

Qua một quá trình dài đúc kết học thuyết Âm Dương đã trở thành cặp phạm trù qua trọng của triết học Phương Đông. Học thuyết này cho rằng Âm và Dương là hai mặt đối lập thống nhất của cùng một phương diện, một sự vật. Cũng chính vì thế mà nó được sử dụng rộng rãi trong việc lý giải các sự vật hiện tượng từ đơn giản đến phúc tạp.

Ứng dụng trong đời sống

Sách ghi lại việc Chu Tuyên Vương lên ngôi (827 TCN), đại thần Quắc Văn Công khuyên ngăn Tuyên Vương không thể phế bỏ nghi tiết tịnh điền, ông nói: “Âm dương phân bố, sấm động đất xuất hiện, không khai khẩn đất đai khó tránh khỏi nạn trộm cắp”. Lại chép việc đời Chu U Vương năm thứ hai (780 TCN) có động đất, Bá Dương Phụ dùng khái niệm âm dương giải thích hình thành động đất: “Dương phục mà không xuất, Âm bức mà không thể xuất hiện sinh ra động đất”.

Ứng dụng trong Y học

Sách Tả truyện – Chiêu công nguyên niên (417 TCN) chép về danh y Tần ở viện Y hòa trong khi chẩn bệnh cho Tấn hầu nói: “Trời có lục khí, giáng sinh ngũ vị, phát thành ngũ sắc, biển hiện thành ngũ thanh, quá mức sinh lục tật. Lục khí gồm âm, dương, phong, vũ, tối, sáng. Phân thành tứ thời, xếp theo ngũ tiết, quá tất sinh lục tai: âm thịnh sinh hàn, dương thịnh sinh nhiệt, phong thịnh gây bệnh liên miên, vũ thịnh gây bệnh trong bụng, quá tối gây bệnh nghi hoặc, quá sáng gây bệnh Tâm”.

Ngoài ra còn rất nhiều ứng dụng khác của học thuyết Âm Dương, tuy nhiên thuộc tính Âm Dương của sự vật không phải là tuyệt đối mà chỉ là tương đối. Ví dụ như với nhiệt độ của nước ở 40⁰C thì so với 70⁰C là âm, nhưng với nước ở 20⁰C thì 40⁰C lại là dương.

Vậy theo các bạn thì Âm Dương có phải là mù mịt ?


0/Post a Comment/Comments